Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Circulating Supply là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến đầu tư và giao dịch crypto. Đây là chỉ số quan trong giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về sự khan hiếm của một đồng tiền và cung cấp các thông tin quan trọng để đánh giá giá trị và tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai.

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Circulating Supply là một thuật ngữ quan trọng trong crypto, đây là chỉ số quan trong giúp các traders có cái nhìn tổng quan và cụ thể về sự khan hiếm của một đồng coin. Đồng thời, nó cũng sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá tiềm năng của đồng coin đó trong tương lai. Vậy Circulating Supply là gì? Hãy cùng kienthuctrader tìm hiểu ngay nhé!

Circulating Supply là gì?

Circulating Supply (cung lưu hành) là tổng số lượng coin hoặc token đang được lưu hành và có sẵn để giao dịch trên thị trường. Đây là số lượng coin mà bạn có thể mua, bán, hoặc trao đổi trên các sàn giao dịch.

Phân biệt Circulating Supply, Total Supply và Max Supply

so sánh giữa circulating supply và total supply.

Đặc điểm

Circulating Supply (Nguồn cung lưu thông)

Total Supply (Tổng cung)

Max Supply (Nguồn cung tối đa)

Định nghĩa

Số lượng coin/token đang lưu hành

Tổng số coin/token đã tạo ra

Số lượng tối đa coin/token có thể tạo ra

Tính khả dụng

Có sẵn để giao dịch

Bao gồm cả coin/token bị khóa hoặc không khả dụng

Không bao giờ vượt quá con số này

Ảnh hưởng đến thị trường

Ảnh hưởng trực tiếp đến giá và tính thanh khoản

Ít ảnh hưởng hơn

Chỉ là giới hạn tối đa, không ảnh hưởng trực tiếp

Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong thị trường crypto?

Circulating Supply đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các traders hiểu rõ hơn về giá trị và tiềm năng của một đồng coin.

Bên cạnh đó, Circulating Supply cũng được sử dụng để tính vốn hóa thị trường (market capitalization). Vốn hóa thị trường là chỉ số quan trọng để xác định quy mô của một dự án. Hiện nay trên thị trường, Bitcoin là đồng coin có vốn hóa thị trường lớn nhất, đứng thứ 2 là Ethereum.

 tại sao circulating supply lại quan trọng trong thị trường crypto

Mối liên hệ giữa giá trị vốn hóa thị trường và cung lưu thông của một đồng coin được tính theo công thức:

Giá trị vốn hóa thị trường = Circulating Supply × Giá coin hiện tại

Một đồng coin có Circulating Supply lớn có thể sẽ có vốn hóa thị trường cao hơn, ngay cả khi giá của mỗi đồng coin đó thấp hơn một loại tiền điện tử khác có Circulating Supply thấp và giá mỗi coin cao hơn.

Một dự án có Circulating Supply lớn sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư và giảm thiểu các hoạt động đầu cơ, làm tăng tính đáng tin cậy của đồng coin đó. Ngoài ra, nó còn giúp các traders so sánh và đánh giá tiềm năng giữa các đồng coin khác nhau, hỗ trợ họ đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Ngoài ra, sự thay đổi trong Circulating Supply cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của đồng coin đó.

Ví dụ về sự thay đổi Circulating Supply và tác động của nó đến crypto

1. Ethereum

Ethereum không có giới hạn nguồn cung cố định như Bitcoin. Thay vào đó, ETH được tạo ra mỗi khi một khối mới được khai thác. Mỗi năm, một lượng ETH mới sẽ được đưa vào lưu thông giúp làm tăng nguồn cung.

Do đó, việc tăng nguồn cung liên tục có thể dẫn đến lạm phát nếu nhu cầu đối với Ethereum không theo kịp nguồn cung. Để khắc phục điều này, đội ngũ dự án đã bắt đầu triển khai Ethereum 2.0 và cơ chế EIP-1559 (đốt một phần phí giao dịch). Điều này giúp tốc độ tăng nguồn cung ETH được điều chỉnh phù hợp và duy trì giá trị của Ethereum ổn định hơn.

2. Tether (USDT)

Tether phát hành USDT dựa trên lượng tiền pháp định được gửi vào dự trữ. Khi có nhu cầu mua USDT, Tether sẽ phát hành thêm coin để đáp ứng nhu cầu này.

Việc tăng nguồn cung USDT thường cho thấy sự tăng trưởng trong nhu cầu sử dụng stablecoin cho giao dịch và đầu tư. Mặc dù việc nguồn cung tăng liên tục không làm giảm giá trị của USDT (vì nó luôn neo giá vào USD), nhưng việc phát hành thêm nhiều USDT có thể gây ra các cuộc tranh cãi về tính minh bạch và lượng dự trữ của Tether.

Ảnh hưởng của Circulating Supply đến giá đồng coin

Circulating Supply có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá của đồng coin theo quy luật cung cầu:

  • Nếu cung tăng nhưng cầu không đổi: Khi Circulating Supply tăng mà cầu không tăng, thì giá trị của đồng coin sẽ giảm do số lượng coin trên thị trường nhiều hơn nhưng nhu cầu lại không tăng theo.
  • Nếu cung giảm nhưng cầu không đổi hoặc tăng: Khi Circulating Supply giảm hoặc nhu cầu tăng, giá trị của đồng coin sẽ tăng do số lượng coin ít nhưng nhu cầu không thay đổi (hoặc do nhu cầu đối với đồng coin đó đã tăng lên)

Ngoài ra, Circulating Supply cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ khan hiếm của một đồng tiền điện tử. Khi một đồng coin có Circulating Supply thấp, nó sẽ khan hiếm hơn và có thể tăng giá nếu nhu cầu tăng cao.

Ví dụ: Bitcoin luôn có tổng cung cố định là 21 triệu BTC. Tính khan hiếm này giúp Bitcoin luôn có mức giá cao trên thị trường.

 ảnh hưởng của circulating supply đến giá đồng coin

Các yếu tố ảnh hưởng đến Circulating Supply:

  • Phát hành thêm coin: Khi các đồng coin mới được phát hành thông qua mining, Circulating Supply sẽ tăng lên và có thể khiến đồng coin đó giảm giá nếu lượng cầu không tăng theo.
  • Đốt coin: Một số dự án có cơ chế đốt coin để giảm Circulating Supply, giúp làm tăng giá trị của các coin còn lại theo thời gian. Một ví dụ cụ thể là Binance thường xuyên đốt đồng BNB để tạo tính khan hiếm cho BNB.

Ngoài ra, sự thay đổi trong Circulating Supply có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Các thông tin về việc phát hành hoặc đốt coin có thể dẫn đến sự biến động mạnh về giá do phản ứng của các nhà đầu tư.

Cách sử dụng Circulating Supply là gì?

1. Đối với nhà đầu tư

  • Đánh giá giá trị đồng tiền: Sử dụng Circulating Supply để tính toán vốn hóa thị trường và đánh giá giá trị thực sự của một đồng tiền điện tử.
  • Quản lý rủi ro: Phân tích Circulating Supply để đưa ra quyết định đầu tư an toàn, giảm thiểu rủi ro từ biến động giá và tính thanh khoản thấp.
  • Theo dõi xu hướng: Theo dõi sự thay đổi trong Circulating Supply để dự đoán xu hướng giá và đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.

2. Đối với dự án

cách sử dụng circulating supply là gì.

  • Quản lý phát hành coin/token: Đảm bảo rằng số lượng coin/token được phát hành phù hợp với nhu cầu thị trường và mục tiêu dự án.
  • Tăng cường tính thanh khoản: Đưa ra các chiến lược phù hợp để tăng cường tính thanh khoản cho coin/token, giúp duy trì giá trị ổn định.
  • Tương tác với cộng đồng: Cung cấp thông tin minh bạch về Circulating Supply để xây dựng niềm tin và thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhà đầu tư.

Kết luận

Circulating Supply là một chỉ số quan trọng giúp các traders đánh giá tiềm năng của một đồng coin. Do đó, việc hiểu rõ về Circulating Supply sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn và tối ưu hóa lợi nhuận khi giao dịch tiền điện tử.

Bạn đã hiểu Circulating Supply là gì hay chưa? Đừng quên để lại bình luận phía bên dưới nhé!

0.0/5

Love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Latest

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Tiền điện tử

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Sàn giao dịch Bybit vừa chính thức niêm yết Hamster Kombat trên nền tảng OTC, mang đến cho người dùng cơ hội tiếp cận với một dự án memecoin đầy triển vọng.

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

Tiền điện tử

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

DOGS là một memecoin đang gây sốt trong toàn bộ cộng đồng tiền điện tử và Telegram nhờ vào chương trình Airdrop dựa trên lượng tài khoản Telegram hoạt động của người dùng. Do đó, chỉ sau 2-3 ngày, dự án đã thu hút được hơn 10 triệu người dùng. Vậy DOGS là gì?

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

Tiền điện tử

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

WATER – một memecoin trên nền tảng Solana – đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong những ngày gần đây nhờ nhận được sự quảng bá từ hai ngôi sao bóng đá hàng đầu hiện nay là Lionel Messi và Ronaldinho.

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Tiền điện tử

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Bạn đã bao giờ tưởng tượng đến việc một chiếc ví tiền điện tử có thể thanh toán chỉ bằng cách chạm nhẹ vào thiết bị? Đó chính là công nghệ NFC Crypto Wallet.

Puffer Finance là gì? Hướng dẫn restaking trên Puffer Finance mới nhất 2024

Tiền điện tử

Puffer Finance là gì? Hướng dẫn restaking trên Puffer Finance mới nhất 2024

Các dự án restaking như EigenLayer và Symbiotic đã thu hút sự chú ý lớn khi người dùng khóa tài sản vào nền tảng với hy vọng nhận lợi nhuận và có cơ hội nhận airdrop từ các dự án này. Puffer Finance - một dự án restaking trong hệ sinh thái của EigenLayer - cũng đang thu hút sự quan tâm với cơ hội nhận airdrop khi token ra mắt.