Puffer Finance là gì? Hướng dẫn restaking trên Puffer Finance mới nhất 2024

Các dự án restaking như EigenLayer và Symbiotic đã thu hút sự chú ý lớn khi người dùng khóa tài sản vào nền tảng với hy vọng nhận lợi nhuận và có cơ hội nhận airdrop từ các dự án này. Puffer Finance - một dự án restaking trong hệ sinh thái của EigenLayer - cũng đang thu hút sự quan tâm với cơ hội nhận airdrop khi token ra mắt.

Puffer Finance là gì? Hướng dẫn restaking trên Puffer Finance mới nhất 2024

Các dự án restaking như EigenLayer và Symbiotic đã thu hút sự chú ý lớn khi người dùng khóa tài sản vào nền tảng với hy vọng nhận lợi nhuận và có cơ hội nhận airdrop từ các dự án này. Puffer Finance – một dự án restaking trong hệ sinh thái của EigenLayer – cũng đang thu hút sự quan tâm với cơ hội nhận airdrop khi token ra mắt. Vậy Puffer Finance là gì? Hãy cùng kienthuctrader tìm hiểu ngay nhé!

Puffer Finance là gì?

Puffer Finance là một giao thức native liquid restaking trên EigenLayer, áp dụng cơ chế chống hình phạt và công cụ ký từ xa để ngăn chặn sai lệch của validator. Mục tiêu của dự án là đa dạng hóa và giảm tính tập trung trong Proof of Stake Ethereum, đồng thời giải quyết các thách thức của các validator đơn lẻ.

Dự án đã nhận được khoản tài trợ 120 nghìn USD và sự hỗ trợ từ Ethereum Foundation để phát triển công nghệ lõi. Với native liquid restaking, Puffer Finance cho phép người dùng gửi ETH và stake trực tiếp vào validator trên chuỗi Ethereum, đồng thời triển khai AVS trên EigenLayer. Người gửi ETH có thể nhận cả phần thưởng staking từ Ethereum và phần thưởng restaking từ EigenLayer.

khái niệm puffer finance là gì

Điều này khác biệt so với liquid restaking thông thường ở các dự án như EtherFi, Renzo, hay KelpDAO, nơi chỉ cho phép restake LST để nhận LRT và stake LST vào AVS trên EigenLayer.

Puffer Finance ra đời nhằm giải quyết vấn đề gì?

Kể từ khi Ethereum chuyển sang cơ chế Proof of Stake, việc staking ETH để trở thành validator của mạng này dường như không được thị trường đánh giá cao như mong đợi. Nguyên nhân chính là do mức đầu tư ban đầu là 32 ETH (tương đương khoảng 105.000 USD) quá cao và lợi nhuận từ việc staking cũng không cao (dưới 4%).

Puffer Finance ra đời nhằm giải quyết vấn đề này thông qua một cách tiếp cận trung lập, sử dụng các công nghệ tiên tiến với hai giải pháp chính:

  • Native Restaking: Tăng cơ hội và tối ưu hóa tài nguyên phần cứng thông qua cơ chế Proof of Stake và EigenLayer restaking.
  • Bảo vệ chống Slasher: Thực hiện các biện pháp giảm thiểu các phạt cắt giảm và tăng hiệu quả vốn đầu tư.

Puffer Finance hướng đến hai đối tượng khách hàng chính:

  • Người dùng chung: Cung cấp nền tảng cho phép stake ETH để nhận lại pufETH và lợi nhuận.
  • Validators: Thay vì cần 32 ETH để chạy một node Ethereum, validators có thể vận hành một node Puffer chỉ với 2 ETH.

Điều này giúp Puffer Finance trở nên dễ tiếp cận hơn với cả người dùng hàng ngày và các validators cá nhân không có đủ 32 ETH để thực hiện việc xác thực trên Ethereum.

Cơ chế hoạt động của Puffer Finance là gì?

 cơ chế hoạt động của puffer finance

  • Puffer DAO phát triển một module restaking mà chỉ cho phép xác thực Proof of Stake và không cho phép restaking, tạo môi trường an toàn cho Node Operator (NoOp).
  • Staker sẽ stake ETH của họ và nhận lại pufETH tương ứng.
  • Để đăng ký chạy node, NoOp gửi validator ticket cùng 1 ETH đến Puffer Protocol. Họ nhận lại pufETH và số này sẽ bị khoá cho đến khi NoOp không còn thực hiện xác thực nữa.
  • Mỗi module restaking sẽ chứa một hàng đợi các NoOp đăng ký xác thực. Khi Puffer Pool tích lũy đủ 32 ETH từ tiền gửi và thưởng của staker, nó sẽ cấp quyền chạy cho các NoOp trong hàng đợi.
  • Khi xác thực được triển khai, NoOp sẽ được xác thực dựa trên thời gian ghi trên validator ticket của họ và giữ 100% tiền thưởng từ xác thực.
  • Các restaking operator thực hiện AVS và nhận hoa hồng từ dịch vụ của họ, tăng phần thưởng cho staker.
  • Khi rút lui khỏi quá trình xác thực, NoOp nhận lại pufETH đã bị khoá và các validator ticket chưa sử dụng sẽ được hoàn trả.

pufETH – token restaking của Puffer – tạo ra yield bằng cách bán các Validator Ticket. Node Operator mua các Ticket này để thuê validator key, kiếm thưởng từ staking và phí giao dịch, đồng thời đóng góp vào xác thực Ethereum.

Ngoài ra, giao thức Puffer còn có anti-slasher để bảo vệ tài sản đã stake và ổn định mạng Ethereum, giảm thiểu tác động của các validator gây hại đến mạng lưới.

2 cách tham gia vào Puffer Finance

1. Stake tài sản

Người dùng stake ETH vào Puffer Finance để nhận pufETH (nLRT), tích lũy lợi nhuận từ Staking Reward (Ethereum PoS) và Restaking Reward (EigenLayer). pufETH tăng giá trị theo thời gian và có thể được sử dụng trong DeFi.

Trước đây, dự án chỉ hỗ trợ stETH và wstETH trên testnet, nhưng hiện tại đã lên mainnet và chấp nhận ETH. Puffer đã chuyển toàn bộ stETH và wstETH sang ETH để stake, giúp giảm thị phần của Lido và tăng tính phi tập trung cho Ethereum.

Puffer Finance hiện có TVL hơn 1.5 tỷ USD, chiếm khoảng 14% thị phần Liquid Restaking và 3% thị phần Staking trên Ethereum.

2. Chạy trình xác thực (Node)

2 cách tham gia vào puffer finance

Người dùng có thể đăng ký chạy validator trên Ethereum và vận hành AVS của EigenLayer thông qua Puffer Finance. Trình xác thực có thể tham gia cả mạng lưới PoS Ethereum và AVS. Để tham gia, người dùng cần khóa pufETH trị giá 1 ETH hoặc 2 ETH. Nếu thế chấp 1 ETH, người dùng cần cài đặt công nghệ chống Slashing của dự án; nếu không thì cần thế chấp 2 ETH.

Hướng dẫn tham gia restaking trên Puffer Finance

Dự án đang ở giai đoạn mainnet và cho phép người dùng gửi ETH, stETH, wstETH để kiếm được Puffer Point, Eigen Point với cơ hội nhận Puffer Finance Airdrop và EigenLayer.

Để tham gia restaking, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập đường link và chọn Connect Wallet -> Launch Puffer Quest

Hướng Dẫn Tham Gia Restaking Trên Puffer Finance

Bước 2: Chọn Stake

Hướng Dẫn Restaking Trên Puffer Finance

Bước 3: Chọn tài sản muốn Stake

 hướng dẫn chi tiết cách tham gia restaking trên puffer finance

Bước 4: Nhập số lượng token mà bạn muốn stake và chọn Deposit Now

 hướng dẫn cách tham gia restaking trên puffer finance

Bước 5: Xác nhận giao dịch trong ví MetaMask. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được pufETH trong ví của mình.

Thông tin chi tiết về token của dự án

Tên token

Puffer Finance Token

Token

PUFI

Blockchain

Đang cập nhật…

Chuẩn token

Đang cập nhật…

Hợp đồng

Đang cập nhật…

Công dụng token

Đang cập nhật…

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác

1. Đội ngũ dự án

  • Amir Forouzani: Co-Founder & CEO: Amir Forouzani là Co-Founder và CEO tại Puffer Finance. Anh có bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng từ Đại học Monash và bằng Thạc sĩ Khoa học từ Đại học Nam California.
  • Jason Vranek: Co-Founder & CTO: Jason Vranek là Co-Founder và CTO tại Puffer Finance. Anh có bằng Cử nhân Khoa học và Thạc sĩ Khoa học Máy tính từ Đại học California.

đội ngũ dự án

2. Nhà đầu tư và đối tác

  • 01/06/2022: Vòng Pre-Seed huy động 650 nghìn USD, dẫn đầu bởi Jump Crypto cùng Arcanum Capital và IoTeX.
  • 01/11/2022: Nhận tài trợ 120 nghìn USD từ Ethereum Foundation.
  • 08/08/2023: Vòng Seed huy động 5.5 triệu USD, dẫn đầu bởi Lemniscap và Faction, với các quỹ như Animoca Brands, SNZ Holding, Brevan Howard Digital, Canonical Crypto,…
  • 30/01/2024: Được đầu tư từ Binance Labs, thông tin chi tiết không công bố.
  • 16/04/2024: Vòng Series A huy động 18 triệu USD, dẫn đầu bởi Electric Capital và Brevan Howard, với sự tham gia của Coinbase Ventures, ConsenSys, Animoca Brands, Mechanism Capital, Lemniscap, GSR, LongHash Ventures, Franklin Templeton,…

nhà đầu tư puffer finance

Lộ trình phát triển của Puffer Finance

Lộ trình phát triển của Puffer được chia làm 4 giai đoạn chính gồm:

  • Deposit Live: Cho phép người dùng deposit ETH.
  • Testnet Launch: Thử nghiệm các tính năng của những bản cập nhật mới.
  • Mainnet Launch: Chính thức ra mắt Puffer Network.
  • Verticalized Infrastructure: Phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt để nâng cao hiệu suất và tối ưu trải nghiệm người dùng.

Lộ Trình Phát Triển

Trong lộ trình này, Puffer Finance cũng cải thiện trải nghiệm người dùng đối với việc restaking theo một cách khác biệt. Puffer Finance là một tổ hợp các restaking module contracts, mỗi module sẽ kiểm soát một EigenPod. Đây là thành phần phục vụ giao thức như một native restaker nhưng kiểm soát nhiều Node Operator (NoOp).

Theo một cách dễ hiểu, người dùng sẽ stake ETH và nhận lại stETH. Sau đó, người dùng có thể sử dụng số stETH này để stake vào Puffer và nhận lại PufETH. Tiếp theo, PufETH sẽ được đưa qua EigenLayer vào EigenDA và từ đó đi vào Puffer Layer 2 (được xây dựng trên EigenDA). Người nắm giữ PufETH sẽ nhận thêm phần thưởng từ phí của Layer 2.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết Puffer Finance là gì, có thể thấy Puffer Finance là một nền tảng tiên tiến được thiết kế để đơn giản hóa quá trình staking và restaking trên mạng Ethereum. Với lộ trình phát triển rõ ràng và các đối tác uy tín, Puffer Finance đang khẳng định vị thế của mình trong hệ sinh thái DeFi và hướng tới một tương lai phát triển bền vững.

5.0/5

(1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Latest

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Tiền điện tử

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Sàn giao dịch Bybit vừa chính thức niêm yết Hamster Kombat trên nền tảng OTC, mang đến cho người dùng cơ hội tiếp cận với một dự án memecoin đầy triển vọng.

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Tiền điện tử

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Circulating Supply là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến đầu tư và giao dịch crypto. Đây là chỉ số quan trong giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về sự khan hiếm của một đồng tiền và cung cấp các thông tin quan trọng để đánh giá giá trị và tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai.

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

Tiền điện tử

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

DOGS là một memecoin đang gây sốt trong toàn bộ cộng đồng tiền điện tử và Telegram nhờ vào chương trình Airdrop dựa trên lượng tài khoản Telegram hoạt động của người dùng. Do đó, chỉ sau 2-3 ngày, dự án đã thu hút được hơn 10 triệu người dùng. Vậy DOGS là gì?

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

Tiền điện tử

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

WATER – một memecoin trên nền tảng Solana – đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong những ngày gần đây nhờ nhận được sự quảng bá từ hai ngôi sao bóng đá hàng đầu hiện nay là Lionel Messi và Ronaldinho.

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Tiền điện tử

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Bạn đã bao giờ tưởng tượng đến việc một chiếc ví tiền điện tử có thể thanh toán chỉ bằng cách chạm nhẹ vào thiết bị? Đó chính là công nghệ NFC Crypto Wallet.