Khi nói đến thị trường tiền điện tử, thuật ngữ Pump and Dump không còn xa lạ với những người tham gia. Đây là một trong những yếu tố tạo ra biến động giá trên thị trường. Vậy Pump là gì? Tại sao Pump lại có ảnh hưởng lớn tới các nhà đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Khái niệm về Pump và Dump
Pump là gì?
Pump là thuật ngữ phổ biến trong thị trường tiền ảo, mô tả việc “bơm” giá của một đồng coin bằng cách mua một lượng lớn đồng coin đó trong một thời điểm ngắn, gây ra sự tăng cầu và làm tăng giá trị của nó một cách đột ngột và không tỉ lệ với giá trị thực tế. Mục tiêu của Pump là kích thích sự quan tâm và mua vào từ các nhà giao dịch tiền điện tử khác.
Thông thường, những người thực hiện chiến lược Pump sẽ bán ra một phần hoặc toàn bộ số coin mà họ đã mua vào một thời điểm cụ thể, gây ra sự giảm giá mạnh hoặc thậm chí đưa nó về mức giá ban đầu. Đồng coin thường được chọn để thực hiện chiến lược này thường có giá trị ban đầu thấp và ít được biết đến.
Sau khi mua đủ số lượng coin cần thiết, các “cá mập” hoặc người tham gia vào chiến lược sẽ bắt đầu phát tán tin tức liên quan để thu hút những nhà đầu tư thiếu kiến thức, thường bằng cách kích thích tâm lý FOMO (Lo sợ bỏ lỡ cơ hội) khi giá coin đã tăng cao. Khi những tin tức tích cực liên tục được lan truyền, kèm theo các dự đoán về tương lai từ những “chuyên gia” được tạo ra bởi người thực hiện chiến lược này, chúng sẽ tạo nên sự áp đảo trong cộng đồng và thúc đẩy mọi người mua đồng coin đó, đẩy giá lên mức cao chưa từng thấy.
Quá trình tăng giá thường diễn ra khá nhanh chóng và mạnh mẽ nhằm tạo ra tâm lý FOMO mạnh mẽ trong cộng đồng. Đặc điểm chung trong giai đoạn này là các nhà đầu tư trở nên quá lạc quan về tiềm năng tương lai của đồng coin.
2. Dump là gì?
Dump là hành động “xả ra” đồng coin trên thị trường crypto. Sau khi đồng coin đã được Pump lên đến một mức giá cao hơn đáng kể so với giá ban đầu, những người tham gia sẽ bắt đầu bán ra để thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá đó.
Khi những người tạo ra chiến lược Pump đã thu được lợi nhuận đủ lớn và rút lui, giá của đồng coin thường sẽ ngừng tăng, và lượng giao dịch sẽ giảm. Sự hoảng loạn sẽ bắt đầu lan truyền trong cộng đồng giao dịch khi giá coin liên tục giảm. Cuối cùng, những nhà đầu tư mua vào sau cùng chính là những nạn nhân của chiến lược này. Họ sẽ phải bán ra dưới giá thị trường hoặc thực hiện việc “cắt lỗ” để cố gắng giữ lại số vốn còn sót lại.
Như vậy, có thể thấy, Pump và Dump là biểu hiện của hành vi “thao túng thị trường”, thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư sở hữu một lượng lớn đồng coin và có khả năng chi phối thị trường theo ý muốn của họ.
Trên toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam, đã xuất hiện nhiều nhóm Pump and Dump trên các nền tảng như Telegram hoặc Facebook, được các “cá mập” thành lập để “lôi kéo” và kiếm lợi nhuận. Những người bị “lôi kéo” thường là những người mới tham gia, các giao dịch viên không có kinh nghiệm và đang ham lợi trước mắt.
3. Ví dụ cụ thể về Pump và Dump
Vào tháng 5 năm 2020, một trường hợp đáng chú ý xảy ra với đồng Altcoin Tierion (TNT), một loại tiền điện tử có vốn hóa thấp và ít người biết đến. Đột nhiên, giá của TNT tăng mạnh lên tới hơn 45%, từ mức $0.05 lên mức đỉnh $0.11 vào ngày 12/05/2020. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 10 ngày sau đó, giá đã giảm sâu xuống chỉ còn $0.03, thấp hơn cả mức giá ban đầu trước khi sự tăng giá xảy ra.
Khi tiến hành nghiên cứu chi tiết, không có thông tin gì đặc biệt về đồng coin này hoặc dự án liên quan ngoài vài tin đồn tích cực xuất hiện trên Facebook. Điều này là minh họa rõ ràng cho chiến lược “bơm và xả” trong thế giới tiền điện tử, một chiến lược có thể đánh lừa những người mua đồng coin và dẫn đến mất tiền.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng Pump là gì?
Để có thể tránh bẫy Dump and Pump, ngoài việc hiểu rõ Pump là gì thì bạn cũng cần chú ý đến các nguyên nhân gây ra hiện tượng Pump. Thông thường, sẽ có 4 nguyên nhân chính dưới đây:
1. Thanh khoản của các nhà đầu tư lớn
Hầu hết các cụm từ “cá mập” thường được dùng để ám chỉ các tổ chức hoặc cá nhân sở hữu một số lượng lớn vốn trên thị trường đầu tư. Số vốn họ nắm giữ thường cao rất nhiều hơn so với các giao dịch hàng ngày. Điều này giúp họ dễ dàng thao túng tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác để tạo ra quá trình Pump – làn sóng mua vào trên thị trường.
Nhìn chung, hiện tượng Pump sẽ giúp các cá nhân hoặc tổ chức lớn tăng cường thanh khoản nhanh chóng và thu về lợi nhuận khổng lồ.
2. Hiệu ứng tâm lý – FOMO
FOMO (Fear of Missing Out) là cảm giác sợ bỏ lỡ mất cơ hội, và các cá mập thường tận dụng thời cơ khi hiệu ứng Pump xảy ra để kích thích tâm lý của các nhà đầu tư mới và thúc đẩy họ mua vào 1 đồng coin bất kỳ. Trong bối cảnh này, những nhà đầu tư mới có thể cảm thấy áp lực trong việc sợ bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Do đó, họ có thể sẽ quyết định giao dịch mua vào theo sự khích lệ từ các cá mập khác.
Hiệu ứng tâm lý này có thể làm cho các nhà đầu tư mới dễ dàng rơi vào bẫy và có nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, nhờ vào hiệu ứng này, các cá mập sẽ dễ dàng kiểm soát các hoạt động giao dịch trên thị trường bằng cách tạo ra các đánh giá, bình luận ảo trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội về một loại tài sản nhất định.
3. Quy định pháp lý chưa rõ ràng
Trên thị trường tiền điện tử, hiện nay vẫn chưa có nhiều chính sách pháp lý cụ thể. Do đó, đây là một môi trường tiềm năng cho các cá mập áp dụng các chiêu thức Pump để thu hút nhà đầu tư và kiếm lợi nhuận dễ dàng.
Trái lại, thị trường chứng khoán thường có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư khỏi những hình thức gian lận và thao túng thị trường. Do đó, khi tham gia vào thị trường tiền điện tử, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi giao dịch, vì hầu hết các quốc gia vẫn chưa áp dụng các quy định pháp luật cụ thể trong lĩnh vực này.
4. Hoạt động phát hành tiền mã hóa lần đầu ICO
Thông qua hoạt động của ICO, các cá mập có kinh nghiệm thường tận dụng mọi cơ hội để thổi phồng giá lên và thu lợi nhuận bằng cách Pump. Sau một thời gian, khi giá của tài sản đó đã được tăng lên theo ý của các cá mập, họ có thể tiến hành bán ra một cách nhanh chóng để làm giảm giá, gây ra nguy cơ thua lỗ lớn cho các nhà đầu tư.
Quy trình diễn ra Pump and Dump
Thông thường, quy trình của việc bơm và xả hàng thường bao gồm 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1 – Gom hàng và tích luỹ: Các nhà đầu tư thường tập trung vào việc mua số lượng lớn đồng coin khi giá rất thấp để tích trữ. Bước này không chỉ giúp họ tích trữ hàng mà còn tạo ra sức “nóng” về cầu của đồng coin đó.
- Bước 2 – Pump và giữ giá: Trong bước này, các cá mập sẽ khuyến khích những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mua coin với giá cao hơn so với giá ban đầu. Họ thường tạo ra các diễn đàn, thảo luận hai chiều về tương lai của crypto và altcoin đó để thao túng tâm lý của nhà đầu tư và tạo ra động lực để bán ra khi đạt đến một mức giá nhất định.
- Bước 3 – Dump và thoát hàng: Ở bước này, các cá mập thường chỉ cần bán ra hàng để thu lợi.
Cách xác định Pump and Dump
Việc bơm và xả hàng trên thị trường thực chất là yếu tố mà các nhà đầu tư có thể tận dụng để kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư mới có thể dựa vào một số đặc điểm sau để nhận biết:
- Tăng giá đột ngột: Nếu bạn đã theo dõi thị trường trong một thời gian dài và bỗng dưng thấy một đồng coin nào đó tăng giá mạnh trong vài giờ hoặc vài ngày, đó có thể là dấu hiệu của chiến lược Pump.
- Thông tin trên diễn đàn, báo chí: Bạn cũng cần chú ý nếu một trang báo hoặc diễn đàn uy tín đăng thông tin về một đồng coin cụ thể, đặc biệt nếu giá của nó tăng liên tục trong 1 khoảng thời gian ngắn.
- Sự xuất hiện của người nổi tiếng: Khi một đồng coin có vốn hóa nhỏ bất ngờ được đề cập trên trang cá nhân của một người nổi tiếng hoặc trở thành đề tài nóng trên các diễn đàn công nghệ và mạng xã hội, có thể đây là một phần của chiến lược Pump and Dump.
4 cách thoát khỏi bẫy Pump and Dump
Sau khi tìm hiểu các thông tin chi tiết về Pump là gi, điều mà các nhà đầu tư quan tâm đó là làm thế nào để tránh khỏi bẫy Pump and Dump khi giao dịch.
Các nhà đầu tư mới và không có nhiều kinh nghiệm có thể áp dụng các nguyên tắc sau để tránh rơi vào chiến lược Pump and Dump và tránh thiệt hại không cần thiết:
- Nghiên cứu tỉ mỉ: Hãy tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và chi tiết về đồng coin mà bạn định đầu tư. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về đội ngũ sáng tạo, ứng dụng dự án, danh sách đối tác chiến lược và thông tin cơ bản khác. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá xem đồng coin đó có tiềm năng hay không và dễ dàng phát hiện những biến động giá không bình thường.
- Hạn chế tác động của tâm lý đám đông: Trong thị trường tiền điện tử, tâm lý đám đông có thể gây ra sự thổi phồng và đưa giá lên quá cao so với giá trị thực tế. Bạn cần nhớ rằng thị trường luôn có nhiều loại tiền điện tử tiềm năng khác để đầu tư, vì vậy bạn không cần phải theo đuổi xu hướng đám đông.
- Quản lý rủi ro và vốn hiệu quả: Trước khi đầu tư, hãy lập kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết và xác định tỷ lệ vốn phù hợp. Trong thị trường tiền điện tử, việc xảy ra biến động là không thể tránh khỏi. Do đó, việc lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn tránh mất lợi nhuận không cần thiết khi thị trường biến động.
- Cân nhắc đầu tư vào các đồng coin lớn và uy tín: Hãy xem xét đầu tư vào các đồng tiền có vốn hóa thị trường lớn, đội ngũ phát triển uy tín và lịch sử lâu năm. Điều này có thể giúp giảm rủi ro và tăng khả năng thành công trong thị trường tiền điện tử.
Kết luận
Qua bài viết Pump là gì của Kiến Thức Trader, có thể thấy để tránh rơi vào bẫy của Pump, nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực tiền điện tử. Việc nghiên cứu cẩn thận, quản lý rủi ro hiệu quả và đề cao tính cẩn trọng khi đầu tư là những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ vốn và tăng cơ hội thành công trong thị trường đầy biến động này.