“Khi nào cướp nhà băng” của tác giả D. Levitt và Stephen J. Dubner là một tác phẩm độc đáo, phản ánh sự sắc sảo và hài hước trong việc phân tích các hiện tượng xã hội thông qua lăng kính kinh tế học. Hãy cùng Kiến Thức Trader tìm hiểu về cuốn sách qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Chiến lược tạo dòng tiền PDF
Giới thiệu đôi nét về tác giả D. Levitt và Stephen J. Dubner
Tác giả D. Levitt
Steven D. Levitt là một nhà kinh tế học và là tác giả nổi tiếng người Mỹ, sinh ngày 29 tháng 5 năm 1967. Ông nổi tiếng với cuốn sách “Freakonomics – Kinh tế học hài hước” và là đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu quan trọng khác. Levitt đã tốt nghiệp Đại học Harvard vào năm 1989 và sau đó nhận bằng tiến sĩ Kinh tế từ Đại học MIT vào năm 1994.
Trong sự nghiệp của mình, ông đã xuất bản hơn 60 ấn phẩm, bài báo và luận văn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế học liên quan đến chính trị, tội phạm và thể thao. Các công trình của ông đã giúp mở mang tư duy và kiến thức cho hàng triệu người, giúp họ thay đổi cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Ngoài ra, ông cũng là Giám Đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Gary Becker Milton Friedman tại Đại học Chicago. Steven D. Levitt đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Huy chương John Bates Clark vào năm 2003 cho công trình nghiên cứu của mình trong lĩnh vực tội phạm, và ông cũng được Tạp chí Time bình chọn là một trong “100 người định hình thế giới của chúng ta” vào năm 2006.
Tác giả Stephen J. Dubner
Stephen J. Dubner là một nhà báo và tác giả người Mỹ, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1963. Ông được biết đến rộng rãi như là đồng tác giả cùng với nhà kinh tế học Steven D. Levitt của hàng loạt cuốn phẩm nổi tiếng.
Dubner đã viết tổng cộng bảy cuốn sách và nhiều bài báo, đóng góp vào lĩnh vực kinh tế học dân dã với những quan điểm độc đáo và sáng tạo. Ông cũng là người dẫn chương trình podcast và radio, nơi ông thảo luận về các chủ đề kinh tế và xã hội.
Ngoài ra, Dubner còn được viết đến với tài năng viết lách từ khi còn nhỏ, khi ông xuất bản sách đầu tiên của mình ở tuổi 11. Sự nghiệp viết lách của ông đã phát triển mạnh mẽ với nhiều tác phẩm và chương trình nổi tiếng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế học.
Xem thêm: Siêu kinh tế học hài hước PDF
Review cuốn sách: “Khi nào cướp nhà băng”
“Khi nào cướp nhà băng” không chỉ là một cuốn sách mà nó còn được coi là một cuộc phiêu lưu trí tuệ đầy thú vị vào thế giới kinh tế học. Hai tác giả, D. Levitt và Stephen J. Dubner đã một lần nữa chứng minh được tài năng của mình trong việc biến những vấn đề kinh tế tưởng chừng như khô khan trở nên sống động và hấp dẫn.
Mở đầu cuốn sách bắt đầu bằng việc đặt ra những câu hỏi tưởng chừng như vô lý nhưng lại chứa đựng những bài học sâu sắc như: “Tại sao nên cướp nhà băng vào buổi sáng thứ sáu mỗi tuần?”, “Tại sao chúng ta chẳng bao giờ đưa tiền boa cho tiếp viên hàng không?”.
Mỗi câu hỏi không chỉ là một trò đùa mà chính là cơ hội để khám phá những quy luật kinh tế đằng sau các hành vi xã hội. Có thể lấy ví dụ, việc cướp nhà băng vào mỗi buổi sáng thứ sáu có thể liên quan đến các yếu tố như lưu lượng giao thông, sự chú ý của cảnh sát và tâm lý của nhân viên ngân hàng.
Cả hai tác giả đều sử dụng dữ liệu và phân tích để giải mã cho những hiện tượng này, đồng thời đưa ra những giải pháp không ngờ tới. Họ không chỉ giới thiệu những câu chuyện hài hước mà còn phơi bày những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt chúng ta.
Cuốn sách không những chỉ dừng lại ở việc giải trí mà còn đưa ra những phân tích xã hội, nhân sinh sâu sắc. Họ khám phá thị trường mại dâm Mỹ, phô bày nhiều quan niệm và hành xử của người Mỹ với tình dục ngoài hôn nhân qua các thời kỳ. Họ cũng đặt câu hỏi về sự vô cảm trong xã hội và cách truyền thong thổi phồng nỗi sợ hãi không cần thiết.
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng được đề cập tới một số vấn đề khác như:
- Xóa bỏ hình thức biên chế trong môi trường học thuật: Phân tích về việc xóa bỏ hình thức biên chế liệu có thể tạo ra một môi trường học thuật có sự cạnh tranh và sáng tạo hơn hay không.
- Những hình thái thay thế cho hình thái dân chủ: Tác giả cũng đưa ra những quan điểm về các hình thức tổ chức xã hội khác ngoài dân chủ và làm thế nào chúng có thể hoạt động được
- Suy nghĩ như một tên khủng bố: Một phần của cuốn sách khám phá cách tiếp cận và tư duy của những kẻ khủng bố, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách họ hoạch định và thực hiện các hành động của mình.
Ngoài ra, cuốn sách còn nói tới việc mua vé máy bay giá rẻ liệu có tốt hay không và hiều câu hỏi oái oăm khác mà bạn đọc sẽ bắt gặp những khoảnh khắc thú vị và bật cười vì sự độc đáo và hài hước của câu chuyện.
Bài học có thể rút ra từ cuốn sách: “Khi nào cướp nhà băng”
- Tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi: Cuốn sách khuyến khích việc đặt những câu hỏi không thông thường để khám phá những hiểu biết mới và sâu sắc hơn về thế giới xung quanh ta.
- Sự ảnh hưởng của nhận thức đối với hành vi: Tác giả chỉ ra rằng cách chúng ta nhận thức về một vấn đề có thể ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta hành xử, từ việc đặt tên cho con cái đến việc đánh giá rủi ro trong cuộc sống.
- Kinh tế học trong mọi khía cạnh của cuộc sống: Hai tác giả đã mô tả cách kinh tế học không chỉ giới hạn trong thị trường tài chính mà còn len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống, như việc quyết định cá nhân đến chính sách xã hội.
- Sự không hiệu quả và phi lý trong hệ thống: Cuốn sách phơi bày nhưng thực trạng không hiệu quả và có phần phí lý trong xã hội.
- Tư duy phản biện: Cuốn sách khuyên bạn nên có một lối tư duy phản biện không ngần ngại trước những thách thức và tìm kiếm sự thật đằng sau những giả định phổ biến.
Kết luận
Tóm lai, “Khi nào cướp nhà băng” không chỉ mang lại tiếng cười mà còn là những thực trạng có phần phi lý đang tồn tại ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết hoặc không đủ hài hước để nhận ra. Cuốn sách là một sự kết hợp tuyệt vời giữa giáo dục và giải trí, mở rộng tầm nhìn và thách thức quan niệm thông thường của chúng ta về thế giới xung quanh. Hãy để cuốn sách này là người bạn đồng hành trong hành trình khám phá và hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh bạn.
Block "luu-ban-nhap-tu-dong-8" not found