Bạn sẽ chọn Spot hay Futures để giao dịch Crypto lãi to nhất?

Việc lựa chọn giữa giao dịch trực tiếp (Spot) và hợp đồng tương lai (Futures) trên thị trường tiền điện tử là một quyết định quan trọng mà các nhà giao dịch sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Giữa Spot và Futures, đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn?

Bạn sẽ chọn Spot hay Futures để giao dịch Crypto lãi to nhất?

Việc lựa chọn giữa giao dịch trực tiếp (Spot) và hợp đồng tương lai (Futures) trên thị trường tiền điện tử là một quyết định quan trọng mà các nhà giao dịch sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng. Cả hai loại giao dịch đều có những ưu điểm và rủi ro riêng, và việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu giao dịch, chiến lược đầu tư và mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận. Vậy giữa Spot hay Futures, đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn? Hãy cùng Kiến Thức Trader khám phá qua bài viết này nhé!

Giao dịch Spot trong đầu tư Crypto

1. Giao dịch Spot là gì?

Giao dịch Spot (Giao dịch ngay) là một phương thức giao dịch Crypto truyền thống, trong đó quá trình mua và bán các tài sản số như Bitcoin (BTC) hoặc Ethereum (ETH) diễn ra ngay lập tức với giá hiện tại của thị trường. Hiểu đơn giản là tiền mã hoá sẽ được trao đổi trực tiếp giữa các bên tham gia thị trường (người mua và người bán).

giao dịch spot là gì

Ví dụ: Nếu giá trị của một Bitcoin (BTC) vào thời điểm bạn đặt lệnh mua là 72,000 USD/BTC, khi giao dịch thành công, bạn sẽ nhận được 1 BTC sau khi thanh toán 72,000 USD cho người bán.

2. Đặc điểm của giao dịch Spot

Giao dịch Spot có một số đặc điểm quan trọng như:

  • Thời gian thực: Giao dịch Spot diễn ra ngay lập tức và việc thanh toán được thực hiện trong thời gian ngắn sau khi giao dịch hoàn tất. Điều này giúp người dùng tránh mất thời gian chờ đợi.
  • Quyền sở hữu: Người tham gia giao dịch Spot sở hữu trực tiếp tài sản mà họ mua, không phải thông qua hợp đồng tương lai.
  • Thanh toán ngay: Việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi giao dịch hoàn tất, giúp việc trao đổi diễn ra nhanh chóng.

 đặc điểm của giao dịch spot

  • Quy định đơn giản: Giao dịch Spot không phụ thuộc vào các hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ tập trung vào giá trị hiện tại của tài sản.
  • Khả năng trao đổi trực tiếp: Người mua và người bán có thể trao đổi trực tiếp tài sản và thanh toán với nhau mà không cần qua sàn giao dịch trung gian.
  • Linh hoạt: Giao dịch Spot mang lại tính linh hoạt cao cho các nhà đầu tư, vì họ có thể mua bán tài sản bất kỳ lúc nào trong thời gian mà thị trường giao dịch hoạt động.

3. Những thuật ngữ quan trọng trong giao dịch Spot

Để tham gia giao dịch Spot hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu rõ một số thuật ngữ quan trọng như:

  • Bid và Ask: Giá mua (Bid) là giá mà người mua sẵn sàng trả để mua một loại tài sản, trong khi đó, giá bán (Ask) là giá mà người bán sẵn sàng chi trả để bán tài sản đó. Các lệnh mua được mở tại giá Ask và đóng tại giá Bid, các lệnh bán được mở tại giá Bid và đóng tại giá Ask.
  • Spread: Sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask được gọi là Spread.
  • Market Order: Lệnh thực hiện ngay lập tức với giá thị trường hiện tại.

 những thuật ngữ quan trọng trong giao dịch spot

  • Order Book: Danh sách các lệnh mua và bán hiện đang đặt trên thị trường, thường được sắp xếp theo giá từ cao đến thấp hoặc ngược lại.
  • Liquidity: Khả năng của thị trường để mua và bán một lượng lớn tài sản kỹ thuật số mà không làm thay đổi giá của nó quá nhiều.
  • Volume: Tổng số lượng tài sản kỹ thuật số đã được mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định.

4. Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch Spot

Ưu điểm:

  • Tính linh hoạt cao: Thị trường tiền điện tử hoạt động liên tục 24/7. Giao dịch Spot mang lại sự linh hoạt cho người tham gia, cho phép họ thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào trong thời gian mở cửa của thị trường.
  • Tiết kiệm thời gian: Thanh toán trong giao dịch Spot được thực hiện ngay sau khi giao dịch hoàn tất. Người tham gia mua bán không phải chờ đợi lâu, giúp tiết kiệm thời gian.
  • Dễ dàng tiếp cận: Giao dịch Spot thường đơn giản và dễ tiếp cận hơn cho nhà đầu tư mới, không yêu cầu kiến thức phức tạp về các loại hợp đồng tương lai. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận thị trường cho mọi người.
  • Ít rủi ro về giá: Người tham gia giao dịch Spot không phải lo lắng về rủi ro từ biến động giá trong tương lai, vì giao dịch được thực hiện với giá hiện tại trên thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.

 ưu điểm và nhược điểm của giao dịch spot

Nhược điểm:

  • Không có đòn bẩy tài chính: Trong giao dịch Spot, nhà đầu tư không thể sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này có nghĩa là người tham gia chỉ có thể mua bán số lượng tài sản tương ứng với số tiền họ có. Điều này có thể giới hạn khả năng tăng cường lợi nhuận trong một giao dịch.
  • Rủi ro trực tiếp thị trường: Người tham gia giao dịch Spot phải đối mặt trực tiếp với rủi ro từ biến động giá của thị trường, không có bất kỳ hỗ trợ nào từ đòn bẩy tài chính hay các điều kiện hợp đồng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mất vốn và gây ra những tổn thất đáng kể cho nhà đầu tư nếu thị trường biến động không theo dự đoán.

Giao dịch Futures trong đầu tư Crypto

1. Giao dịch Futures là gì?

Giao dịch Futures (Futures Trading) là hình thức giao dịch dựa trên các hợp đồng tương lai, trong đó người mua và người bán đồng ý trao đổi một tài sản nhất định vào một thời điểm trong tương lai với giá trị đã được xác định trước. Giao dịch Futures thường được thực hiện thông qua các sàn giao dịch Futures, nơi mà các hợp đồng tương lai được mua bán.

Một trong những đặc điểm nổi bật của Futures Trading là tính năng đòn bẩy, cho phép người tham gia giao dịch với số vốn thấp hơn so với giá trị thực của tài sản giao dịch.

 giao dịch futures là gì

Ví dụ: nếu giá trị của một hợp đồng Futures ETH/USDT là 1,000 USD và sàn giao dịch cho phép đòn bẩy 10 lần, bạn có thể mua một hợp đồng Futures ETH/USDT với chỉ 100 USD. Điều này có nghĩa là nếu giá trị tăng lên 10% trong tương lai, bạn sẽ có lợi nhuận gấp đôi, tương đương với 20% số vốn ban đầu. Tuy nhiên, nếu giá trị giảm 10%, bạn sẽ mất toàn bộ số vốn ban đầu của mình.

2. Đặc điểm của giao dịch Futures

  • Hợp đồng tương lai: Giao dịch Futures dựa trên việc mua bán hợp đồng tương lai của một loại tài sản kỹ thuật số với giá cố định và một thời điểm quy định trước.
  • Thời gian và giá cố định: Trong giao dịch Futures, các bên cam kết mua hoặc bán một lượng tài sản kỹ thuật số cụ thể ở một mức giá nhất định và tại một thời điểm trong tương lai. Giá và thời gian được quy định trước trong hợp đồng.
  • Thanh toán sau khi hợp đồng hết hạn: Thanh toán trong giao dịch Futures được thực hiện tại thời điểm hợp đồng hết hạn, không phải ngay sau khi giao dịch hoàn tất như trong giao dịch Spot.

đặc điểm của giao dịch futures

  • Đòn bẩy tài chính: Giao dịch Futures có thể sử dụng đòn bẩy tài chính, cho phép nhà đầu tư mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn so với số vốn ban đầu của họ.
  • Rủi ro biến động giá: Trong giao dịch Futures, rủi ro chủ yếu liên quan đến sự biến động của giá tài sản kỹ thuật số trong tương lai, không chỉ trong thời điểm giao dịch diễn ra.

3. Những thuật ngữ quan trọng của giao dịch Futures

Một số thuật ngữ quan trọng bạn cần biết khi tham gia giao dịch Futures là:

  • Đòn bẩy: Đòn bẩy tài chính là công cụ cho phép nhà đầu tư vay vốn để nắm bắt cơ hội đầu tư, nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa có lời cao.
  • Limit Order: Lệnh mua hoặc bán được đặt với giá cố định, và chỉ được thực hiện khi giá của tài sản đạt đến mức giá đặt trước.
  • Stop Order: Lệnh mua hoặc bán được kích hoạt chỉ khi giá của tài sản đạt đến một mức giá nhất định được xác định trước.
  • Margin Trading: Giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính, cho phép người tham gia mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn số vốn ban đầu của họ.

 những thuật ngữ quan trọng của giao dịch futures

  • Long và Short: Giao dịch Long là giao dịch mua hợp đồng Futures với hy vọng giá sẽ tăng, trong khi giao dịch Short là giao dịch bán hợp đồng với kỳ vọng giá sẽ giảm.
  • Thanh lý: Thanh lý đề cập đến việc buộc phải bán các vị thế thua lỗ để ngăn các vị thế này làm âm vốn của người dùng. Điều này xảy ra khi trader không đáp ứng được yêu cầu ký quỹ duy trì của một vị thế sử dụng đòn bẩy.

4. Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch Futures

Ưu điểm:

  • Đòn bẩy tài chính: Giao dịch Futures cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để mua hoặc bán một lượng tài sản lớn hơn so với số vốn ban đầu của họ. Điều này mang lại cơ hội gia tăng lợi nhuận đáng kể khi giá tài sản thay đổi.
  • Thanh toán sau: Thanh toán trong giao dịch Futures được thực hiện tại thời điểm hợp đồng hết hạn, giảm bớt rủi ro liên quan đến biến động giá trong quá trình giao dịch.
  • Tiềm năng lợi nhuận lớn: Thị trường tiền điện tử có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, và giao dịch Futures cho phép nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ sự biến động của giá trong tương lai. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư muốn đạt được mức lợi nhuận lớn, không chỉ trong thời điểm giao dịch diễn ra mà còn trong tương lai sau này.

ưu điểm và nhược điểm của giao dịch futures

Nhược điểm:

  • Yêu cầu cao về kiến thức và kinh nghiệm: Giao dịch Futures đòi hỏi người tham gia có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về thị trường và các loại hợp đồng tương lai. Nếu bạn thiếu kiến thức cơ bản về thị trường, phân tích kỹ thuật hay các yếu tố tác động đến giá cả, bạn có thể gặp khó khăn và gánh chịu tổn thất lớn.
  • Rủi ro từ đòn bẩy tài chính: Mặc dù đòn bẩy tài chính có thể mang lại cơ hội lợi nhuận lớn, nhưng cũng đi kèm với rủi ro không hề nhỏ. Một biến động nhỏ trong giá cũng có thể dẫn đến thua lỗ lớn. Bên cạnh đó, việc sử dụng đòn bẩy quá nôn nóng có thể tạo ra các tình huống rủi ro không mong muốn.

So sánh giao dịch Spot và giao dịch Futures

1. Điểm giống nhau

Spot và Futures đều là các hình thức giao dịch Crypto trên thị trường, nên chắc chắn chúng sẽ có nhiều điểm tương đồng:

  • Mục tiêu chung: Cả Spot và Futures đều nhằm mục đích mua bán tài sản số để tận dụng sự biến động của giá và thu lợi nhuận từ sự chênh lệch đó
  • Nền tảng thị trường cơ bản: Cả hai loại giao dịch đều dựa trên thị trường cơ bản của các tài sản kỹ thuật số. Giá của tài sản này quyết định giá của cả hai loại giao dịch.

 so sánh giao dịch spot và giao dịch futures

  • Thời gian giao dịch: Spot và Futures đều có thể thực hiện trong thời gian hoạt động của thị trường và thường được thực hiện ngay lập tức.
  • Rủi ro thị trường: Cả Spot và Futures đều mang theo rủi ro từ biến động của giá tài sản kỹ thuật số trên thị trường. Sự biến động này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư.
  • Tham gia qua sàn giao dịch: Cả hai loại giao dịch thường được thực hiện thông qua các sàn giao dịch tài chính hoặc các nền tảng giao dịch Crypto

2. Điểm khác nhau

Đặc điểm Spot Trading Futures Trading
Thời gian giao dịch Ngay lập tức, thường được thực hiện ngay sau khi người mua và người bán đặt lệnh. Các bên tham gia giao dịch tự thỏa thuận về một thời điểm mua và bán cụ thể trong tương lai.
Giá giao dịch Giá thị trường hiện tại Giá thoả thuận
Thanh toán Thanh toán ngay sau khi giao dịch Thanh toán sau khi hợp đồng hết hạn
Rủi ro Rủi ro thị trường trực tiếp tại thời điểm giao dịch Rủi ro liên quan đến biến động giá trong tương lai
Biện pháp phòng ngừa rủi ro Các công cụ có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro như: Quản lý định lượng, chuyển khoản trước khi giao dịch,… Các công cụ có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro như: Hợp đồng tương lai, hợp đồng chênh lệch giá,…
Giới hạn Không giới hạn về thời gian và số lượng giao dịch Chỉ giới hạn một khoảng thời gian và số lượng giao dịch nhất định
Đòn bẩy tài chính Giao dịch Spot không cung cấp các công cụ đòn bẩy tài chính Giao dịch Futures hỗ trợ các đòn bẩy tài chính
Thanh khoản Thanh khoản trong giao dịch Spot thường cao hơn so với giao dịch Futures, cho phép nhiều người tham gia và giao dịch diễn ra ngay lập tức, giúp dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán. Thanh khoản trong giao dịch Futures thường thấp hơn so với giao dịch Spot. Điều này là do các hợp đồng Futures thường được giao dịch trên sàn giao dịch đặc biệt và có ít người tham gia hơn so với thị trường spot.
Phí giao dịch Phí giao dịch Spot thường được tính theo % dựa theo số tiền bạn giao dịch. Ngoài phí giao dịch, còn có thể có các loại phí khác như phí rút tiền, phí lưu trữ, và các phí liên quan khác. Phí giao dịch Future thường tính trên cơ sở các hợp đồng. Giao dịch future cũng có thể gắn kèm với các phí khác như phí quản lý vị thế qua đêm (nếu có) và các phí liên quan khác.

Nhà đầu tư nên chọn giao dịch Futures hay Spot?

 nhà đầu tư nên chọn giao dịch futures hay spot

Quyết định chọn hình thức giao dịch phù hợp trong thị trường Crypto nên dựa trên một số tiêu chí quan trọng như mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm và mức độ chấp nhận rủi ro.

Đối tượng Giao dịch Spot Giao dịch Futures
Mục tiêu đầu tư Tạo lợi nhuận từ biến động giá ngắn hạn Tận dụng cơ hội đòn bẩy gia tăng thu nhập nhanh chóng
Mức độ hiểu biết và kinh nghiệm Hiểu biết cơ bản, it kinh nghiệm Hiểu biết chuyên sâu, kinh nghiệm dày dặn
Khẩu vị rủi ro Không ưu tiên rủi ro Sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao

1. Mục tiêu đầu tư

Nếu bạn muốn đầu tư vào tài sản kỹ thuật số với mục tiêu lâu dài và không quan tâm đến việc sử dụng đòn bẩy và thời gian, thì giao dịch Spot là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.

Ví dụ: bạn mua 1 Bitcoin vào tháng 3/2023 với giá 19,588 USD/BTC và giữ đồng coin này trong một khoảng thời gian dài, kỳ vọng Bitcoin sẽ tăng giá. Sau 1 năm, bạn bán Bitcoin đó với giá 73,000 USD/BTC theo giá thị trường vào tháng 3/2024, thì bạn đã nhận được khoản lãi gần 3 lần so với số vốn ban đầu.

Bạn không cần sự hỗ trợ từ đòn bẩy tài chính và mục tiêu của bạn là kiếm lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài hơn. Với tốc độ tăng trưởng ổn định của Bitcoin, bạn có thể tránh được những rủi ro từ biến động giá trong thời gian ngắn. Do đó, giao dịch Spot phù hợp với những nhà đầu tư muốn sở hữu tài sản số lâu dài.

 mục tiêu đầu tư

Trong khi đó, giao dịch Futures có thể là một lựa chọn phù hợp với những người muốn kiếm lợi nhuận từ biến động ngắn hạn của thị trường, sử dụng đòn bẩy và có những kế hoạch cụ thể về thời gian và giá.

Ví dụ: bạn dự đoán giá BTC sẽ tăng trong vòng một vài phút tới, bạn đặt vị thế Long với đòn bẩy x50 số vốn của mình. Bạn sẽ nhận được khoản lãi tương ứng với mỗi nhịp tăng của BTC.

2. Mức độ hiểu biết và kinh nghiệm

Với thị trường Crypto đầy tiềm năng nhưng cũng rất biến động, giao dịch Futures thường phù hợp với những nhà đầu tư đã có kiến thức và kinh nghiệm, am hiểu thị trường, có khả năng dự đoán biến động trong thời gian ngắn và trung hạn.

Ngược lại, nếu bạn là một “Newbie” mới gia nhập thị trường tiền điện tử hoặc chưa thật sự tự tin với kiến thức của mình về cách vận hành phức tạp của Crypto, thì giao dịch Spot là sự lựa chọn tốt nhất.

3. Mức độ chấp nhận rủi ro

 mức độ chấp nhận rủi ro

Dựa trên phân tích từng hình thức giao dịch phía trên, có thể thấy rằng giao dịch Spot ít rủi ro hơn so với Futures. Do đó, nếu bạn không muốn chịu nhiều rủi ro, việc lựa chọn giao dịch Spot sẽ là phương án phù hợp.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tận dụng đòn bẩy tài chính để tham gia giao dịch Futures và có khả năng tăng vốn đầu tư lên đến x10 hoặc thậm chí x100 lần mà không cần bỏ quá nhiều vốn ban đầu, bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định. Rủi ro của việc cháy tài khoản luôn tồn tại nếu thị trường không biến động như dự đoán ban đầu của bạn.

Kết luận

Tóm lại, việc lựa chọn giữa Spot và Futures phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, mức độ hiểu biết về thị trường và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, để đảm bảo rằng lựa chọn đó phản ánh đúng nhu cầu và mục tiêu đầu tư của bạn trong thị trường tiền điện tử đầy tiềm năng và biến động này.

0.0/5

Love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Latest

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Tiền điện tử

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Sàn giao dịch Bybit vừa chính thức niêm yết Hamster Kombat trên nền tảng OTC, mang đến cho người dùng cơ hội tiếp cận với một dự án memecoin đầy triển vọng.

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Tiền điện tử

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Circulating Supply là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến đầu tư và giao dịch crypto. Đây là chỉ số quan trong giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về sự khan hiếm của một đồng tiền và cung cấp các thông tin quan trọng để đánh giá giá trị và tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai.

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

Tiền điện tử

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

DOGS là một memecoin đang gây sốt trong toàn bộ cộng đồng tiền điện tử và Telegram nhờ vào chương trình Airdrop dựa trên lượng tài khoản Telegram hoạt động của người dùng. Do đó, chỉ sau 2-3 ngày, dự án đã thu hút được hơn 10 triệu người dùng. Vậy DOGS là gì?

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

Tiền điện tử

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

WATER – một memecoin trên nền tảng Solana – đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong những ngày gần đây nhờ nhận được sự quảng bá từ hai ngôi sao bóng đá hàng đầu hiện nay là Lionel Messi và Ronaldinho.

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Tiền điện tử

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Bạn đã bao giờ tưởng tượng đến việc một chiếc ví tiền điện tử có thể thanh toán chỉ bằng cách chạm nhẹ vào thiết bị? Đó chính là công nghệ NFC Crypto Wallet.