Dừng mạch tăng liên tiếp, thị trường chững lại trước mốc 1280 điểm
Sau năm phiên liên tục ngập trong sắc xanh, vào phiên 21/05, VN-Index đã có sự điều chỉnh, rung lắc nhẹ trước tâm lý chốt lời từ các nhà đầu tư, đã có lúc giảm hơn 10 điểm nhưng đã nhanh chóng phục hồi ngay sau đó.
Kết phiên 21/05, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1277.14 điểm, giảm 0.44 điểm (-0.33%) so với phiên ngày 20/05. Tổng giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 23,944 tỷ, giảm 13.3% so với hôm qua. Theo dõi phiên chiều, có thể thấy rằng thị trường đã xuất hiện một đợt xả khá dữ dội – đợt xả có biên độ mạnh nhất trong 6 phiên gần đây, ép VN-Index có lúc giảm tới hơn 10 điểm, nhưng nhu cầu bắt đáy này của các nhà đầu tư chỉ kéo dài khoảng 15 phút và sau đó nhanh chóng phục hồi.
Bên cạnh đó, lượng hàng lớn về tài khoản trong phiên chiều đã kích thích một đợt bán mạnh. VN-Index lao dốc liên tục với mức giảm tối đa -0,81% khiến hàng loạt mã cổ phiếu “nhuốm đỏ” (chiếm 55% tổng số cổ phiếu phát sinh giao dịch). Tuy nhiên thị trường cũng dần ổn định khi sàn HOSE đóng cửa tại lúc chỉ còn 63 mã giảm quá 1%. VN-Index lao dốc mạnh có ảnh hưởng từ nhiều blue-chips. Cụ thể, tại đáy chỉ số lúc 2h15, độ rộng ghi nhận 124 mã tăng và 321 mã giảm, loạt blue-chips như GVR, PLX, VJC, TCB, MSN giảm từ 2% tới 5% so với tham chiếu.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/05/2024
Đóng cửa phiên hôm nay, chỉ số VN-Index giảm nhẹ -0,44 điểm và dừng lại ở mức 1277.14 điểm (-0,03%); trái lại với sự điều chỉnh giảm này, chỉ số HNX-Index và UP-Index ghi nhận phiên tăng lần lượt tại mức 243.29 điểm (+0,30%) và 94.45 điểm (+0.98%). Có thể thấy độ rộng của thị trường khá cân bằng nhưng có phần nhỉnh hơn về bên bán.
Theo thống kê trên sàn HOSE, thị trường có 207 mã tăng, 66 mã tham chiếu trong khi có đến 236 mã giảm. Tuy vậy, về nhóm ngành, độ rộng lại nghiêng về phía tích cực khi có 13/18 ngành tăng điểm. Ngoài ra, nhóm VN30 cũng có diễn biến tích cực nhưng lại đóng cửa với mức giảm lớn hơn, cụ thể rổ VN30 có 16 mã giảm, 11 mã tăng và 3 mã đứng giá.
Trong đó, ông lớn FPT (+2,26%) và BID (+0.81%) là 2 mã cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới thị trường. Trái lại, TCB (-2,07%) và VCB (-0,87%) là 2 mã kéo chỉ số chung giảm nhiều nhất. Bên cạnh đó, dầu khí là nhóm ngành hiếm hoi trên thị trường giữ được sắc xanh đồng bộ trong hôm nay với đồng loạt các mã tăng như: PVS (+1,57%), PVD (+1,7%), PVC (+2,55%),…
Tổng thanh khoản trong phiên hôm nay ghi nhận giảm nhưng vẫn duy trì ở mức ổn định. Tính riêng trên sàn HOSE, tổng giá trị giao dịch đạt mức 23.939 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 20.513 tỷ đồng, giảm -12,05% so với phiên trước.
Khối ngoại hối vẫn tiếp tục bán ròng với giá trị lớn trên cả 2 sàn. Trên sàn HOSE, bán ròng -716,87 tỷ đồng, trong đó lực bán tập trung ở các mã KBC (-192,72 tỷ đồng), VHM (-141,62 tỷ đồng), VNM (-90,57 tỷ đồng),… Và khối ngoại hối cũng bán ròng trên sàn HNX với giá trị -23,60 tỷ đồng.
Tâm lý bắt đáy của nhà đầu tư vẫn tiếp diễn?
Sự rung lắc của thị trường hôm nay cũng cho thấy khá rõ áp lực chốt lời của các nhà đầu tư, tuy nhiên áp lực này chưa lớn và chưa tập trung vào những mã lớn nên biên độ dao động của VN-Index nhỏ. Sự giằng co này đã được dự đoán ở những phiên trước nên điều này là dễ dàng hiểu được.
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường hôm nayi đã giảm trở lại cho thấy sự thận trọng hơn của dòng tiền. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn ở mức cao trong phiên rung lắc, cụ thể thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE vẫn ở trên mức 20 nghìn tỷ đồng. Nhìn vào điều này, có thể dự đoán rằng lực bắt đáy vẫn còn tiếp diễn có thể là trong khoảng thời gian ngắn vì nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ còn tăng.
Trong thời điểm hiện tại, chỉ số VN-Index đang giao dịch ở vùng giá khá cao sau nhiều phiên tăng liên tiếp. Vì thế, thị trường sẽ còn đối mặt với lực bán tăng, thậm chí giằng co và rung lắc là điều khó tránh khỏi. Trước những diễn biến khó lường này, nhà đầu tư nên ưu tiên nắm giữ và quản trị rủi ro danh mục của mình một cách tối ưu nhất.