Hiểu rõ xu hướng thị trường là chìa khóa dẫn đến thành công trong đầu tư. Tuy nhiên, việc nắm bắt biến động giá cả một cách chính xác không hề đơn giản. MACD chính là giải pháp đắc lực cho bài toán này. Vậy MACD là gì? Hãy cùng Kiến thức Trader tìm hiểu nhé!
Chỉ báo MACD là gì?
Các thành phần của chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD bao gồm các thành phần chính sau:
- Đường MACD: Đây là đường chính của chỉ báo MACD, thể hiện xu hướng chung của giá, được tính bằng sự chênh lệch giữa hai đường trung bình hàm mũ EMA (12) và EMA (26)
- Đường tín hiệu (Signal): Đây là đường trung bình động EMA 9 ngày của đường MACD. Đường này được sử dụng để tạo ra tín hiệu dự báo xu hướng đảo chiều khi nó cắt lên hoặc cắt xuống qua đường MACD.
- Biểu đồ Histogram: Histogram thường được biểu diễn bằng các cột thể hiện sự chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu. Khi histogram tăng lên, độ chênh lệch giữa 2 đường cũng tăng, cho thấy đà tăng của xu hướng. Khi histogram giảm xuống, độ chênh lệch giảm, thường đi kèm với sự yếu đi của xu hướng.
- Đường Zero: Đây là một đường ngang được vẽ tại mức giá zero trên biểu đồ MACD. Đường này thường làm rõ các pha đổi chiều của xu hướng. Khi đường MACD cắt lên trên đường Zero, đây là dấu hiệu mạnh cho thấy sự gia tăng của đà tăng giá. Ngược lại, khi MACD cắt xuống dưới đường Zero, đây là tín hiệu mạnh cho thấy sự gia tăng của đà giảm giá.
Ý nghĩa
- Xác định xu hướng chính: Đường MACD giúp nhà đầu tư xác định xu hướng chính của giá cổ phiếu. Nó được tính toán từ sự khác biệt giữa hai đường: đường EMA ngắn hạn và đường EMA dài hạn. Khi đường MACD tăng, điều này cho thấy xu hướng tăng giá mạnh hơn và ngược lại.
- Tín hiệu mua/bán: Sự cắt nhau giữa đường MACD và đường tín hiệu thường được sử dụng để đưa ra tín hiệu mua vào và bán ra. Khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu, đây là tín hiệu mua vào. Ngược lại, khi MACD cắt xuống, đây là tín hiệu bán ra.
- Đo lường sự mạnh mẽ của xu hướng: Độ dốc của đường MACD cũng cho biết về sự mạnh mẽ của xu hướng tăng giá hoặc giảm giá của cổ phiếu. Nếu đường MACD tăng nhanh, điều này cho thấy xu hướng tăng giá đang mạnh mẽ hơn.
- Tín hiệu đảo chiều: Đường MACD cũng có thể giúp phát hiện sự đảo chiều của xu hướng. Khi MACD chuyển đổi hướng, điều này có thể cho thấy xu hướng tăng giá hoặc giảm giá đang có dấu hiệu sắp đảo chiều.
Nhận biết MACD trên biểu đồ chứng khoán
- Nhận biết đường MACD nhờ vào màu sắc được quy định: Đường MACD có màu xanh và đường tín hiệu sẽ có màu đỏ.
- Khi MACD mang giá trị dương thì đường EMA ngắn sẽ nằm trên đường EMA dài. Đồng thời đường EMA ngắn càng xa đường EMA dài thì chứng tỏ đường MACD có giá trị tăng dương và cho thấy xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
- Ngược lại, khi MACD âm thì đường EMA ngắn sẽ nằm dưới đường EMA dài. Khoảng cách giữa 2 đường EMA càng lớn, chứng tỏ giá trị tăng âm càng lớn và thị trường có dấu hiệu suy thoái giảm giá rõ rệt.
- Dựa trên sự chuyển động của 2 đường EMA ngắn – dài mà xác định mối tương quan của chúng là phân kỳ hay hội tụ. Từ đó đánh giá được xu hướng thị trường chứng khoán.
Áp dụng vào đầu tư chứng khoán
Đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau
Đây là trường hợp cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng đường MACD. Các trường hợp có thể xảy ra khi 2 đường này cắt nhau:
- MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống chứng tỏ xu hướng giảm, nhà đầu tư nên bán ra.
- MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên chứng tỏ xu hướng tăng của thị trường, nhà đầu tư nên mua vào để kiếm lợi nhuận.
Giá trị Histogram chuyển từ giá trị dương sang âm và ngược lại
Histogram = Đường MACD – Đường tín hiệu
Giá trị đường MACD chuyển từ giá trị âm sang dương và ngược lại
Khi áp dụng chỉ báo MACD trong giao dịch, nhà đầu tư cần chú ý đến sự tương quan giữa đường MACD và đường Zero như sau:
- Khi đường MACD cắt đường Zero từ dưới lên, điều này cho thấy thị trường có dấu hiệu tăng giá. Đây thường là thời điểm mà nhà đầu tư nên xem xét đặt lệnh mua để tận dụng cơ hội lợi nhuận.
- Ngược lại, khi đường MACD cắt đường Zero từ trên xuống, điều này cho thấy thị trường có dấu hiệu giảm giá. Khi đó, nhà đầu tư nên cân nhắc đặt lệnh bán để bảo vệ vốn đầu tư và giảm thiểu thiệt hại.
Chỉ báo MACD kết hợp mô hình đồ thị nến đảo chiều
Đây là phương pháp hiệu quả cao nhất trong các cách giao dịch với chỉ báo MACD. Cụ thể, nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố sau để xem xét đặt lệnh bán:
- Khi xu hướng tăng kéo dài, tạo ra các đáy và các đỉnh cao liên tiếp nhau.
- Sau khi mô hình nến Doji được hình thành thì xuất hiện phân kỳ.
- Xuất hiện đồng thời nến đảo chiều tại đỉnh.
Khi cả ba hiện tượng này đồng thời xảy ra chứng tỏ bên mua đang muốn đẩy giá cao nhưng bên bán lại đang có vị thế áp đảo họ nên bên mua không thể tiếp tục đẩy giá.
Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ các mô hình nến đảo chiều trong chứng khoán
MACD kết hợp với chỉ báo RSI
RSI (Relative Strength Index) tính trên tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này được sử dụng để đo lường sức mạnh của các biến động giá và cung cấp tín hiệu mua vào, bán ra dựa trên mức độ quá mua, quá bán của một cổ phiếu hoặc thị trường.
Trong khi đó, MACD đo lường mối quan hệ giữa EMA 12 và EMA 26, giúp nhận biết xu hướng giá và tìm kiếm điểm vào lệnh chính xác.
Hai chỉ báo này khi kết hợp sẽ đem lại cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về xu hướng thị trường. Khi tín hiệu của cả hai đồng nhất thì mức độ dự báo diễn biến giá của chúng càng đáng tin cậy.
MACD kết hợp với Bollinger Bands
MACD được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa hai đường trung bình di chuyển, đồng thời cung cấp tín hiệu về xu hướng và điểm vào, ra lệnh. Bollinger Bands, từ phía khác, giúp xác định mức độ biến động của giá và các mức hỗ trợ, kháng cự dựa trên độ lệch chuẩn của giá so với đường trung tâm.
Khi kết hợp, nhà đầu tư có thể sử dụng Bollinger Bands để xác định các điểm mua và bán tiềm năng, đặc biệt là khi giá chạm vào đường dưới của Bollinger Bands và MACD cho tín hiệu mua. Ngược lại, khi giá tiệm cận đường trên của Bollinger Bands và MACD cho tín hiệu bán, đây có thể là tín hiệu bán ra hợp lý.
Sự kết hợp giữa MACD và Bollinger Bands không chỉ cung cấp cái nhìn toàn diện về xu hướng và biến động giá mà còn giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro và lợi nhuận một cách hiệu quả.
Kết luận
MACD giúp traders xác định xu hướng, dự báo điểm mua bán tiềm năng để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. Sự linh hoạt, tính hiệu quả của nó đã được chứng minh qua nhiều năm và trở thành một phần quan trọng trong các phương pháp giao dịch hiện đại. Hiểu rõ MACD là gì có thể nâng cao khả năng đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và có lợi.