Mainnet là gì? Mainnet ảnh hưởng gì đến giá trị của đồng coin?

Đối với nhiều dự án blockchain, mainnet là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự chuyển đổi từ giai đoạn thử nghiệm sang một hệ thống thực sự và có thể sử dụng trong thực tế.

Mainnet là gì? Mainnet ảnh hưởng gì đến giá trị của đồng coin?

Đối với nhiều dự án blockchain, mainnet là một bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự chuyển đổi từ giai đoạn thử nghiệm sang một hệ thống thực sự và có thể sử dụng trong thực tế. Mainnet không chỉ thể hiện mức độ hoàn thiện về mặt công nghệ mà còn là cam kết của dự án với cộng đồng về tính ổn định, bảo mật và khả năng mở rộng. Vậy Mainnet là gì? Hãy cùng Kiến Thức Trader tìm hiểu ngay nhé!

Các định nghĩa liên quan đến Mainnet

1. Mainnet là gì?

Mainnet (mạng chính thức) là thuật ngữ chỉ một dự án đã hoàn thiện blockchain của riêng mình sau khi thử nghiệm thành công trên Testnet (mạng thử nghiệm). Đồng thời, token của dự án sẽ được xây dựng trên blockchain riêng và không phụ thuộc vào bất kỳ blockchain nào khác.

Nếu một dự án mới được xây dựng trên blockchain của một dự án khác và đã sao lưu dữ liệu trên Mainnet của blockchain đó, thì dự án mới này cũng được xem là đã có Mainnet.

khái niệm mainnet là gì

Ví dụ: Shiba Inu không có Mainnet của riêng mình mà được xây dựng và giao dịch trên blockchain Ethereum. Tương tự, các dApps cũng được trực tiếp xây dựng trên mạng Ethereum và không có Mainnet riêng.

2. Testnet là gì?

Testnet là mạng chạy song song với mainnet nhưng đóng vai trò là mạng thử nghiệm. Tại đây, các nhà phát triển dự án có thể kiểm tra và hoàn thiện mã nguồn trước khi công bố chính thức. Nếu quá trình thử nghiệm diễn ra trên mainnet, nó sẽ gây tốn kém, làm tắc nghẽn mạng và dẫn đến những rủi ro không lường trước được. Ngoài ra, các giao dịch token trên Testnet không mang giá trị hữu hình như trên Mainnet.

Thú vị hơn là trong khoảng 3 năm gần đây, nhiều dự án đã mạnh tay chi airdrop khủng cho những người dùng thực sự quan tâm đến dự án, thông qua việc tìm ra lỗi hoặc đóng góp ý kiến có giá trị sau khi sử dụng Testnet. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng sẽ airdrop cho người tham gia Testnet.

3. Mainnet Swap là gì?

Mainnet Swap là quá trình chuyển đổi token từ blockchain nền tảng ban đầu sang blockchain chính thức của giao thức.

mainnet swap là gì

Ví dụ: Ban đầu, Band Protocol chạy trên blockchain của Ethereum, nên token hiện tại của Band là BAND-ERC20. Tuy nhiên, trong tương lai, Band Protocol sẽ thực hiện mainnet blockchain riêng của họ là BandChain.

Khi BandChain Mainnet thành công, quá trình Mainnet Swap Token sẽ diễn ra để chuyển đổi tất cả các token BAND-ERC20 sang Native BAND chạy trên BandChain.

Quá trình swap thường diễn ra theo tỷ lệ nhất định, thông thường là 1:1. Nếu dự án quy đổi với tỷ lệ cao hơn hoặc thấp hơn tỷ lệ này, nó sẽ gây ảnh hưởng đến giá token.

Tầm quan trọng của Testnet và Mainnet là gì?

1. Với Testnet

Như đã đề cập ở phần khái niệm Testnet, đây là nơi để các nhà phát triển kiểm tra và thử nghiệm những ý tưởng, những dòng code mới mà không phải thực hiện trực tiếp trên Mainnet, nhằm tránh gây ra những rủi ro không đáng có.

Một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của Testnet trong quá trình phát triển dự án là sự kiện “Merger” của Ethereum. Merge đề cập đến quá trình chuyển đổi của mạng lưới từ cơ chế proof-of-work sang cơ chế proof-of-stake vào giữa tháng 9/2023.

Trước khi triển khai Mainnet Merge, các nhà phát triển Ethereum đã tiến hành ba buổi thử nghiệm chính trên các Testnet Ropsten, Sepolia, và Goerli. Quá trình nâng cấp đã diễn ra tốt đẹp trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7, giúp Mainnet Merge diễn ra sau đó một cách suôn sẻ.

2. Với Mainnet

Một dự án muốn thành công phải tạo được sự tin tưởng và nhận được sự chấp nhận từ cộng đồng. Mainnet chính là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được điều đó, vì nó cho thấy đội ngũ phát triển đang làm việc nghiêm túc và có một tầm nhìn phát triển rõ ràng đối với dự án.

 tầm quan trọng của testnet và mainnet là gì

Việc ra mắt Mainnet yêu cầu đội ngũ phát triển phải có lượng kiến thức và tài nguyên kỹ thuật nhất định để đảm bảo blockchain hoạt động ổn định. Điều này giúp tạo thêm sự tin tưởng của cộng đồng vào đội ngũ của dự án.

Hơn nữa, Mainnet là nơi các dòng code của blockchain được hiển thị công khai và người dùng có thể giao dịch token gốc của dự án. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, cộng đồng có thể sẽ phát hiện ra chúng. Do đó, nếu một dự án không phát hành Mainnet hoặc phát hành trễ so với thời gian cam kết ban đầu, thì người dùng sẽ không thể kiểm tra và thử nghiệm sử dụng sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình gọi vốn trong cộng đồng sau đó.

Các trường hợp nên sử dụng Testnet và Mainnet

1. Với Testnet

  • Testnet là một môi trường thử nghiệm an toàn, nơi các dự án có thể phát hành và kiểm tra các ứng dụng trên blockchain mà không lo lắng về chi phí và rủi ro của giao dịch trên mainnet.
  • Các token trên testnet không có giá trị thực tế và không thể được sử dụng trong các giao dịch thực tế.
  • Tần suất giao dịch trên testnet thường thấp hơn, điều này giúp các nhà phát triển và người thử nghiệm dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và cập nhật các ứng dụng.

2. Với Mainnet là gì?

  • Sau khi ra mắt mainnet của một đồng tiền điện tử, hầu hết các blockchain thường công khai mã nguồn cơ bản. Điều này giúp người dùng tin tưởng vào các dự án mã nguồn mở như vậy.
  • Các tính năng bảo mật như khả năng chống spam và các tính năng khác của mainnet đều được cung cấp sẵn.
  • Mainnet được sử dụng để chứng minh rằng blockchain đang hoạt động và mở ra cánh cửa để người dùng có thể tham gia vào mạng lưới.
  • Ứng dụng mainnet tạo ra các trường hợp sử dụng cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) tham gia vào blockchain.

So sánh Mainnet và Testnet

Mainnet Testnet
Mục đích Mạng lưới blockchain thực tế Mạng lưới giả để thử nghiệm
Giá trị đồng coin Giá trị của coin trên Mainnet là thật và có thể dùng để giao dịch Không có giá trị thực tế
Độ khó khai thác Khó hơn nhiều do cạnh tranh giữa các thợ đào Không gặp nhiều khó khăn do chỉ là blockchain thử nghiệm
Các quy tắc Nghiêm ngặt hơn Linh hoạt hơn

Ngoài ra, có một điều bạn cần lưu ý là các đồng tiền trên Mainnet và Testnet không tương thích với nhau. Do đó, bạn không thể chuyền tiền từ Mainnet sang Testnet và ngược lại.

Mainnet ảnh hưởng thế nào đến giá trị của token?

Chúng ta đều biết Mainnet là một cột mốc quan trọng đối với bất kỳ dự án nào. Tuy nhiên, việc dự đoán giá coin của một dự án sẽ biến động thế nào trong ngắn hạn khi ra mắt Mainnet là rất khó chính xác.

Ví dụ: trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020, các dự án thường có xu hướng “tăng trước thời điểm ra mắt Mainnet và giảm sau đó”. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng dự án còn ít, thị trường còn rất non trẻ và giá token thường dễ bị ảnh hưởng bởi tin tức.

Nhưng từ năm 2021 trở về sau, mức độ biến động của giá token đã giảm, nếu không muốn nói là thường sẽ “tăng ít trước khi Mainnet và giảm mạnh sau đó”. Nguyên nhân xuất phát từ việc khởi chạy Mainnet thành công có thể mở khóa các token do các thành viên của đội ngũ phát triển nắm giữ và tạo áp lực bán. Trong khi đó, các chỉ số hiệu suất của Mainnet có thể không đáp ứng được như kỳ vọng, ví dụ như một Mainnet không đạt được tốc độ TPS cao như đã tuyên bố và điều này sẽ góp phần làm giảm giá coin.

mainnet ảnh hưởng thế nào đến giá trị của token

Do đó, việc đầu tư vào tiền điện tử trước khi phát hành Mainnet để chốt lời sau đó là một hoạt động kinh doanh mang rủi ro cao.

Tuy nhiên, khi xét về tầm ảnh hưởng của Mainnet đến giá trị coin theo hướng lâu dài thì mọi thứ sẽ rất khác. Các yếu tố sau sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá trị coin trong dài hạn nếu dự án phát hành Mainnet:

  • Ra mắt Mainnet là minh chứng cho thấy dự án có tiềm năng phát triển, đội ngũ phát triển tốt và sở hữu công nghệ blockchain riêng. Điều này cho thấy token của dự án có nền tảng vững chắc.
  • Đồng coin có giá trị đúng như những gì đội ngũ phát triển đã cam kết trong whitepaper.
  • Dự án không còn phụ thuộc vào blockchain của bên thứ ba.
  • Mang đến niềm tin vào dự án cho các nhà đầu tư.

Tiềm năng khi đầu tư vào dự án chưa phát hành Mainnet là gì?

Mainnet được xem là một đòn bẩy có thể đưa giá trị của đồng coin lên rất cao. Tuy nhiên, không phải mọi đồng coin đều có thể tăng giá trị nhờ việc phát hành mạng lưới chính thức. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp thường lựa chọn các dự án chưa có mainnet, vì họ có thể đánh giá tiềm năng của dự án blockchain khi có mainnet, từ đó dự đoán giá trị của token sẽ tăng cao.

Các dự án đã có mainnet sẵn thường có dư địa tăng giá ít hơn so với những dự án chưa phát hành mainnet. Tuy nhiên, việc lựa chọn dự án phải dựa trên kinh nghiệm và sự nhạy bén của nhà đầu tư.

Kết luận

Qua bài viết Mainnet là gì của Kiến Thức Trader, có thể thấy việc một dự án ra mắt mainnet cho thấy cam kết và khả năng thực thi của đội ngũ phát triển, đồng thời cung cấp một nền tảng để người dùng tham gia và tạo ra giá trị trong mạng lưới. Tuy nhiên, để thành công, việc triển khai mainnet cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo tính ổn định của blockchain. Điều này giúp xây dựng niềm tin từ cộng đồng và đảm bảo rằng dự án có thể tiếp tục phát triển và mở rộng trong tương lai.

0.0/5

Love

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Latest

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Tiền điện tử

Sàn giao dịch Bybit chính thức list Hamster Kombat trên nền tảng OTC

Sàn giao dịch Bybit vừa chính thức niêm yết Hamster Kombat trên nền tảng OTC, mang đến cho người dùng cơ hội tiếp cận với một dự án memecoin đầy triển vọng.

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Tiền điện tử

Circulating Supply là gì? Tại sao Circulating Supply lại quan trọng trong crypto?

Circulating Supply là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử, đặc biệt đối với những ai quan tâm đến đầu tư và giao dịch crypto. Đây là chỉ số quan trong giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về sự khan hiếm của một đồng tiền và cung cấp các thông tin quan trọng để đánh giá giá trị và tiềm năng tăng trưởng của nó trong tương lai.

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

Tiền điện tử

DOGS là gì? Hướng dẫn cách săn airdrop DOGS trên Telegram

DOGS là một memecoin đang gây sốt trong toàn bộ cộng đồng tiền điện tử và Telegram nhờ vào chương trình Airdrop dựa trên lượng tài khoản Telegram hoạt động của người dùng. Do đó, chỉ sau 2-3 ngày, dự án đã thu hút được hơn 10 triệu người dùng. Vậy DOGS là gì?

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

Tiền điện tử

WATER token là gì? Tất tần tật thông tin về memecoin WATER trên Telegram

WATER – một memecoin trên nền tảng Solana – đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ trong những ngày gần đây nhờ nhận được sự quảng bá từ hai ngôi sao bóng đá hàng đầu hiện nay là Lionel Messi và Ronaldinho.

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Tiền điện tử

NFC Crypto Wallet là gì? Giải pháp bảo mật thế hệ mới của crypto

Bạn đã bao giờ tưởng tượng đến việc một chiếc ví tiền điện tử có thể thanh toán chỉ bằng cách chạm nhẹ vào thiết bị? Đó chính là công nghệ NFC Crypto Wallet.