Sự xuất hiện của khái niệm MetaFi đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các dịch vụ tài chính, khi mà các giao dịch, đầu tư và quản lý tài sản không chỉ diễn ra trên không gian mạng mà còn được tích hợp vào thế giới ảo Metaverse. Vậy MetaFi là gì? Hãy cùng Kiến Thức Trader tìm hiểu nhé!
MetaFi là gì?
MetaFi là thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa Metadata (siêu dữ liệu) và DeFi nhằm cải thiện khả năng tương tác, được BNB Chain đề cập vào năm 2022. MetaFi đại diện cho một mô hình mới nhằm tiêu chuẩn hóa công nghệ blockchain cho các doanh nghiệp Web2 truyền thống trong các lĩnh vực như trò chơi, mạng xã hội và metaverse.
MetaFi cung cấp cơ sở hạ tầng DeFi tiên tiến bằng cách sử dụng Metadata để xác định quyền sở hữu nội dung cho các dự án thuộc metaverse, GameFi, SocialFi, Web3 và NFT. Bên cạnh đó, MetaFi cũng có thể là sự kết hợp của các fungible tokens (token có thể thay thế) và NFT (token không thể thay thế) cùng với hệ thống quản trị cộng đồng như DAO.
Mục tiêu của MetaFi là xây dựng và thúc đẩy một hệ sinh thái mới dựa trên tiêu chuẩn hóa siêu dữ liệu, đồng thời áp dụng cho Web3 và công nghệ blockchain. Ngoài ra, MetaFi còn được phát triển nhằm hướng đến áp dụng rộng rãi (mass adoption), mang đến cho người dùng nhiều trường hợp sử dụng đa dạng với crypto và NFT.
Cơ chế hoạt động của MetaFi là gì?
Để cải thiện khả năng tương tác, MetaFi tận dụng sự hiện diện của metadata dành cho các tài sản trên hầu hết các blockchain. Ví dụ, metadata của một NFT thường bao gồm một liên kết đến hình ảnh gắn với NFT. Bạn có thể thêm metadata vào các giao dịch Bitcoin (BTC), giúp bạn nhập thêm thông tin dưới dạng văn bản được mã hóa.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn metadata có thể sử dụng trên bất kỳ blockchain nào sẽ giúp các loại tài sản được đọc và phân loại bằng máy một cách dễ dàng. Chẳng hạn, một NFT marketplace có thể hiểu và phân loại NFT từ nhiều blockchain nếu metadata của chúng được trình bày theo cách giống nhau.
Những công nghệ hỗ trợ cho MetaFi là gì?
- Blockchain Layer 1: Ethereum là lựa chọn phù hợp để phát triển MetaFi nhờ khả năng phát triển smart contract mạnh mẽ và cộng đồng lớn. Ngoài ra, BNB Chain cũng là lựa chọn hấp dẫn cho các dự án MetaFi vì cung cấp phí giao dịch thấp hơn và xác nhận giao dịch nhanh hơn.
- Ngôn ngữ lập trình: Solidity là ngôn ngữ lập trình tối ưu nhất để tạo smart contract trên Ethereum và các blockchain tương thích EVM khác.
- Decentralized Identity (DID): Các tiêu chuẩn DID rất quan trọng trong việc quản lý danh tính người dùng và đảm bảo quyền truy cập vào tài sản kỹ thuật số trong MetaFi.
- Oracle: Chainlink cung cấp các oracle cho phép các ứng dụng MetaFi truy cập dữ liệu trong thế giới thực và tiêu chuẩn hóa dữ liệu này.
- Blockchain Layer 2: Các blockchain Layer 2 như rollup và sidechain giúp nâng cao khả năng mở rộng và giảm chi phí giao dịch, cải thiện trải nghiệm người dùng.
- Các giao thức tăng khả năng tương tác: Khả năng tương tác của Polkadot giúp các dự án MetaFi kết nối với các blockchain khác và mở rộng phạm vi tiếp cận. Ngoài ra, Cosmos cung cấp khả năng tương tác tương tự và thúc đẩy giao tiếp cross-chain.
- Phát triển JavaScript: Web3.js là một thư viện JavaScript tạo điều kiện tương tác với các blockchain như Ethereum và EVM. Ngoài ra, Ether.js cũng là một giải pháp thay thế thân thiện với nhà phát triển hơn cho Web3.js, khi nó đơn giản hóa các tương tác với smart contract.
- Phát triển Front-End: React là một thư viện front-end phổ biến để xây dựng giao diện người dùng trong các ứng dụng MetaFi. Ngoài ra, Vue.js cũng là một lựa chọn khác để tạo trải nghiệm giao diện người dùng.
- Phát triển Back-End: Node.js là một lựa chọn rất phù hợp để xây dựng các ứng dụng phía máy chủ và xử lý các yêu cầu API. Ngoài ra, Express.js cũng là một lựa chọn khác giúp đơn giản hóa việc phát triển back-end.
- Giải pháp cơ sở dữ liệu: MongoDB là cơ sở dữ liệu NoSQL thường được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu người dùng. Ngoài ra, PostgreSQL cũng là một lựa chọn để lưu trữ dữ liệu có cấu trúc trong các ứng dụng MetaFi.
- Công cụ bảo mật: MythX là một công cụ bảo mật, xác định các lỗ hổng cho smart contract. Ngoài ra, OpenZeppelin cũng là một thư viện các mẫu và công cụ smart contract đã được thử nghiệm trong thực tế, dành cho các nhà phát triển quan tâm đến bảo mật.
- Công cụ kiểm tra và sửa lỗi: Truffle là một công cụ giúp đơn giản hóa việc thử nghiệm và triển khai smart contract. Ngoài ra, Hardhat cũng là một công cụ phát triển linh hoạt cho các dự án Ethereum, được trang bị tính năng thử nghiệm và gỡ lỗi.
8 ứng dụng nổi bật của MetaFi
1. Công nghệ Metaverse
Metaverse là một không gian kỹ thuật số nơi người dùng có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, từ giao lưu xã hội đến giao dịch và chơi game. Tuy nhiên, thách thức lớn nằm ở việc đảm bảo khả năng tương tác giữa các thế giới ảo này, tương tự những khó khăn ban đầu của các sàn DEX khi bị phân mảnh thanh khoản.
MetaFi có thể đóng vai trò là cầu nối để kết nối các hệ sinh thái metaverse khác nhau, giúp chuyển giao tài sản liền mạch, tương tác xã hội, và mang lại trải nghiệm phong phú. Một số dự án metaverse tiêu biểu có thể kể đến như Decentraland, The Sandbox, và My Neighbor Alice
2. GameFi
GameFi sẽ được hưởng lợi đáng kể từ khả năng tương tác của MetaFi, giúp người chơi thu thập tài sản ảo, vũ khí, hoặc tiền trên các trò chơi khác nhau. Ngoài ra, MetaFi còn giúp người chơi mua, bán và giao dịch tài sản ảo của mình một cách liền mạch giữa các trò chơi hoặc thậm chí trên các Marketplace, tạo ra một nền kinh tế ảo sôi động.
Một số tựa GameFi nổi bật có thể kể đến như Axie Infinity, Sorare, và Gods Unchained
3. Marketplace
Hãy tưởng tượng một Marketplace được hỗ trợ bởi MetaFi, tổng hợp và liệt kê mọi loại tài sản trên nhiều blockchain. Điều này sẽ cung cấp cho người sưu tập và nhà đầu tư một giao diện thống nhất, đồng thời đơn giản hóa việc trao đổi NFT và các tài sản kỹ thuật số khác.
Sự tiện lợi và hiệu quả của một Marketplace như vậy có thể mở ra những khía cạnh mới trong giao dịch và quyền sở hữu tài sản, giúp tránh những hạn chế của từng blockchain riêng lẻ. Hiện tại, một số NFT Marketplace nổi bật cho phép người dùng giao dịch NFT trên nhiều blockchain là OpenSea, Blur, và Rarible.
4. Cross-chain
Một trong những ứng dụng hứa hẹn nhất của MetaFi là tiềm năng thu hẹp khoảng cách thanh khoản giữa các nền tảng DeFi trên nhiều blockchain khác nhau. Hiện tại, hệ sinh thái DeFi hoạt động độc lập, dẫn đến thanh khoản bị phân mảnh và giao dịch bị hạn chế. MetaFi có thể tạo ra một cầu nối cross-chain tiêu chuẩn hóa cho các loại tài sản, giúp người dùng giao dịch coin/token và NFT liền mạch trên nhiều blockchain khác nhau.
Khả năng tương tác này sẽ tăng cường tính thanh khoản và giảm chi phí giao dịch cho người dùng. Một số cầu nối cross-chain nổi bật có thể kể đến như Stargate Finance, Orbiter Finance, và Bungee Exchange.
5. Yield Farming NFT
MetaFi giới thiệu một khái niệm mới về là Yield Farming NFT. Thay vì để NFT trong ví, người dùng có thể tận dụng chúng để kiếm lợi nhuận thông qua việc staking hoặc làm tài sản thế chấp cho các khoản vay coin/token. Chức năng của các NFT có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà phát hành. Một số NFT có thể được cho thuê để sử dụng trong trò chơi hoặc truy cập vào cơ sở dữ liệu độc quyền, từ đó tạo ra nguồn thu nhập đa dạng cho chủ sở hữu tài sản.
Một số nền tảng Yield Farming NFT nổi bật có thể kể đến như NFTX, NFTfi, và BendDAO.
6. Decentralized Identity – DID
Trong tương lai, với sự hỗ trợ của MetaFi, thông tin xác thực dựa trên blockchain có thể được chuẩn hóa một cách phi tập trung trên toàn cầu. Điều này có thể mang lại khả năng quản lý danh tính kỹ thuật số một cách an toàn và xác minh dễ dàng trên nhiều nền tảng và dịch vụ khác nhau. Cách tiếp cận này có thể cách mạng hóa việc xác minh danh tính trực tuyến và giảm nhu cầu thực hiện các quy trình KYC để tăng cường quyền riêng tư của người dùng.
Dù là truy cập các dịch vụ tài chính hay tham gia metaverse, mỗi cá nhân đều có thể dựa vào danh tính kỹ thuật số được liên kết với MetaFi của họ để tương tác liền mạch. Một số dự án về định danh có thể kể đến như Worldcoin, zkPass, và Port3 Network
7. DAO
DAO là các tổ chức được quản lý bởi smart contract và chủ sở hữu mã thông báo, và chúng có thể tận dụng MetaFi để nâng cao quy trình quản trị của họ. Siêu dữ liệu được tiêu chuẩn hóa và tài sản có thể tương tác sẽ giúp DAO dễ dàng quản lý và bỏ phiếu cho các đề xuất liên quan đến nhiều loại tài sản khác nhau. Điều này có thể hợp lý hóa quá trình ra quyết định trong các tổ chức phi tập trung này, làm cho chúng trở nên hiệu quả hơn và phản ứng nhanh hơn với những thành viên trong cộng đồng.
8. Fan token
Fan token thường được liên kết với các đội thể thao, người nổi tiếng hoặc thương hiệu và có thể được hưởng lợi đáng kể từ việc tiêu chuẩn hóa của MetaFi. MetaFi có thể tối ưu hóa quy trình mint và giao dịch các token bằng cách cung cấp một khuôn khổ nhất quán cho thông tin giao dịch.
Hiện tại, độ phức tạp và chi phí của việc thiết lập và giao dịch fan token rất khác nhau giữa các blockchain khác nhau, điều này gián tiếp cản trở việc áp dụng rộng rãi. Một số fan token nổi tiếng có thể kể đến như Chiliz (CHZ), blockchain tạo ra các fan token, FC Barcelona Fan Token, và Paris Saint-Germain Fan Token.
Những thách thức và hạn chế hiện tại của MetaFi là gì?
Bởi vì MetaFi có thể được hiểu là một hệ sinh thái toàn diện dựa trên metadata, thường được đặt trong thế giới ảo nên MetaFi sẽ đi kèm với một loạt các yêu cầu dành cho cả phần mềm và phần cứng. Những yêu cầu này đặt ra thách thức không chỉ với những người xây dựng trên MetaFi mà còn với cả những người dùng muốn tương tác với nó.
Các thách thức khác đến từ chính những blockchain mà MetaFi hoạt động trên đó. Để MetaFi có thể được hình thành một cách rõ ràng hơn, cộng đồng BNB Chain phải nỗ lực mở rộng quy mô và phát triển các công cụ đáng tin cậy – marketplace, công cụ tài chính cơ bản, công cụ hỗ trợ sáng tạo, mô hình kinh doanh hướng tới cộng đồng… để giúp cả người dùng và nhà phát triển tiếp cận dễ dàng hơn với blockchain và các dApps chạy trên nó.
Việc khám phá ra những cải tiến trên các công nghệ nền tảng như layer 1 là rất cần thiết, điều này sẽ giúp giảm phí giao dịch, tăng thông lượng, giúp mở rộng quy mô và làm cho các ứng dụng chạy trên giao thức blockchain trở nên dễ tiếp cận hơn.
Cơn sốt GameFi và DeFi hiện tại đã làm nổi bật lên nhu cầu về một tokenomics bền vững, có thể cung cấp cho người dùng sự ổn định và đáng tin cậy hơn, có ý nghĩa trên cơ sở tiếp tục phát triển, giúp tăng trưởng lâu dài và không khuyến khích bán tháo lớn do sự sụt giảm bất thường của APY hoặc phần thưởng khuyến khích.
Cuối cùng, cộng đồng BNB Chain phải tập trung vào khía cạnh pháp lý của mọi thứ và vấn đề quản trị, điều này sẽ trao quyền lý tưởng cho chủ sở hữu token với các tính năng hữu dụng như quyền biểu quyết và thu thập lợi nhuận. Những mảng này cần phải rõ ràng và minh bạch để bảo vệ quyền lợi cho những người tham gia.
Tương lai của MetaFi sẽ ra sao?
Tương lai của MetaFi vẫn đang dần hé mở, trong đó có một số use case đã sẵn sàng được giới thiệu tới người dùng. MetaFi sẽ đóng một vai trò quan trọng khi các hệ thống quản lý danh tính và quản lý danh tiếng phi tập trung cung cấp cho người dùng quyền truy cập đơn giản đến danh tính và tài sản kỹ thuật số của họ. Tuy nhiên, tất cả đều đang ở giai đoạn rất sơ khai và mới mẻ.
Các dịch vụ đặt tên là công cụ giúp giải quyết vấn đề còn tồn đọng của những địa chỉ ví dài loằng ngoằng và phức tạp. Thay vào đó, các dịch vụ này lại tạo ra khả năng cho những sai lầm do con người gây ra. Các dịch vụ này cho phép bạn gửi token của mình tới một địa chỉ ví đơn giản hơn, ví dụ như MatthewBSC.bnb thay vì phải nhập một chuỗi địa chỉ BEP-20 dài dòng.
Để MetaFi thực sự trở thành meta, BNB Chain sẽ cần phát triển nhiều tiêu chuẩn trên các blockchain khác nhau, có thể là mạng lưới layer 0 hoặc layer 1, vì hiện tại, hầu hết các blockchain không thể tương tác được với nhau 100%.
Điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có các dự án ổn định và có khả năng tương tác được phát triển với tính năng multi-chain và tính năng cầu nối, những dự án tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải một lượng khổng lồ về dữ liệu và tài sản.
Kết luận
Qua bài viết MetaFi là gì, có thể thấy MetaFi không chỉ đại diện cho một xu hướng mới trong thế giới blockchain mà còn là một bước đột phá trong việc tiêu chuẩn hóa siêu dữ liệu để tạo ra một hệ sinh thái phi tập trung và tương tác. Với sức mạnh của siêu dữ liệu và tính thanh khoản của DeFi, MetaFi mở ra một loạt các cơ hội mới cho việc tương tác, giao dịch, và quản lý tài sản kỹ thuật số.